• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải pháp loại bỏ và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai gây hại

Theo ông Phạm Minh Hưng và Nguyễn Mộng (Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế), qua nghiên cứu tại một số xã vùng đồng bằng ven biển thuộc huyện Phú Văn và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thống kê được 12 loài sinh vật ngoại lai, trong đó có 5 loài xâm hại đáng kể là cây Mai dương, Ốc bươu vàng, Bèo Nhật bản, Ốc sên và cây Ngũ sắc. Đây cũng là những loài ngoại lai xâm hại phổ biến ở Việt Nam , có thể ảnh hưởng lên hệ sinh thái tự nhiên, các hoạt động kinh tế cũng như sức khỏe người dân địa phương.

23/02/2011 16:26
Điển hình như cây Mai dương xâm lấn dày đặc, tạo thành những vùng tập trung với diện tích khá lớn, mật độ dày ở nhiều vùng đất bán ngập dọc các đường lộ hay các mương nước tại khu vực đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây Mai dương còn cạnh trạnh với các loại thực vật bản địa về chỗ ở và thức ăn nên dẫn đến nguy cơ làm thay đổi thành phần loại của thảm thực vật bản địa, giảm sút tính đa dạng sinh học, thậm chí tiêu diệt các loài bản địa. Nơi loài cây này phát triển thì mật độ các loài chim, bò sát, thực vật thân thảo... giảm nhiều so với thảm thực vật bản địa. Cây Mai dương còn chứa độc tố minosine với hàm lượng 0,2% so với trọng lượng khô của lá, có thể gây nguy hiểm cho động vật bản địa.
Ốc bươu vàng có thể gây ra dịch hại ở lúa và khoai môn, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, gây thiệt hại về kinh tế, cạnh tranh và có khả năng tiêu diệt các loài ốc bươu bản địa dẫn đến sự xáo trộn môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Ốc sên gây ra một số tác hại đối với cây trồng như phá hoại cây cối, hoa màu, nhất là ăn phần non của cành, hoa, trái, truyền một số bệnh cho thực vật, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người do ốc mang ký sinh trùng mang bệnh.
Do đó, để loại bỏ và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai gây hại cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại sinh vật ngoại lai cũng như khu vực nghiên cứu để triển khai thực hiện 3 nhóm biện pháp phòng, chống, gồm nhóm biện pháp thủ công cơ giới, hóa học và sinh học. Đối với cây Mai dương do có khả năng tái sinh rất tốt nên cần phải thực hiện biện pháp chặt và đốt phần gốc, nhổ cây con, sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học.
Nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bèo Nhật Bản cần quản lý khu vực nước đầu nguồn, hạn chế sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng quá mức vào trong ao, hồ, sử dụng bèo làm thức ăn trong chăn nuôi. Đối với ốc bươu vàng cần thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, sử dụng hàng rào bao quanh khu vực trồng lúa, khoai môn để hạn chế sự di chuyển và lây lan của ốc bươu vàng. Người dân chủ động tìm bắt ốc và trứng ốc trên diện tích đất nông nghiệp của mình là biện pháp hiệu quả nhất.
Để diệt trừ ốc sên hiệu quả, người dân có thể thu bắt ốc và trứng ốc, sử dụng thuốc đặc trị dạng bã, có chứa chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và tiêu diệt chúng, nuôi thả vịt trong vườn để chúng tự tìm trứng ốc sên ăn, thường xuyên vệ sinh vườn. Riêng đối với cây Ngũ sắc chủ yếu thực hiện các biện pháp thủ công cơ giới như tìm và nhổ các cây con, chặt các cây Ngũ sắc đã trưởng thành, trên địa bàn rộng có thể đốt bỏ cây Ngũ sắc.
Lưu Thanh Tuấn