• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải pháp thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

(Chinhphu.vn) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), toàn hệ thống THADS phải xây dựng Kế hoạch cụ thể, đặt trọng tâm ở chỉ tiêu thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực..., đi kèm các giải pháp để thực hiện.

21/12/2021 13:43

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Nguyễn Quang Thái. Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Thu hồi hơn 9.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng

Trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Nguyễn Quang Thái cho biết: Năm 2021, nhất là sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021, đã có sự chuyển biến rất quan trọng từ nhận thức đến hành động trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung và trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của các cấp, các ngành ở cả Trung ương và địa phương.

Qua theo dõi cho thấy, đến nay đã có 16 bộ, ngành ở Trung ương và 46 Tỉnh ủy, Thành ủy ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư. Đặc biệt, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đã tích cực chỉ đạo, phối hợp trong việc hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác phối hợp trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát hiện, truy tìm, kê biên, phong toả, xử lý tài sản và động viên người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản ngay từ giai đoạn điều tra, nên một số vụ việc đã thu hồi được triệt để tài sản thất thoát cho Nhà nước.

Nhiều địa phương như TP. Đà Nẵng, TPHCM... đã làm việc với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành Trung ương liên quan để bàn cách tháo gỡ khó khăn, tổ chức thực hiện các giải pháp để thi hành nghiêm các bản án, quyết định liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Trong những kết quả chung đó, có sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tư pháp, sự chủ động vào cuộc của Tổng cục THADS, của các bộ, ngành, địa phương. Qua đó, nhiều vướng mắc, bất cập đã được kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện cho các cơ quan THADS nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, trong năm qua, các cơ quan THADS đã thi hành xong trên 4.000 tỷ đồng, nhất là sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, từ ngày 1/10-30/11/2021, các cơ quan THADS đã thu được trên 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thi hành xong từ ngày 1/10/2020-30/10/2021 là trên 9.000 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Tư pháp và Hệ thống THADS cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác này. Đó là, tỉ lệ thu hồi tiền bị chiếm đoạt, thất thoát trên tổng số tiền phải thu hồi vẫn còn thấp, chưa đạt như mong muốn. Việc xử lý một số tài sản kê biên còn chậm, vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, có biểu hiện trông chờ, ỷ lại cho cấp trên trong quá trình thi hành án. Trong một số trường hợp cụ thể, việc phối hợp từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa thật sự tích cực, hiệu quả. Việc tháo gỡ vướng mắc từ nội dung bản án, quyết định vẫn còn chậm.

Kế hoạch chi tiết, giải pháp căn cơ, kết quả cụ thể

Đề cập đến giải pháp về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái cho biết, toàn Hệ thống THADS phải xây dựng Kế hoạch cụ thể căn cứ vào định hướng của Tổng cục THADS, quyết định giao chỉ tiêu rất chi tiết đối với 9 nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ chính, trong đó đặt trọng tâm ở chỉ tiêu thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực. Mỗi nhóm chỉ tiêu sẽ đi kèm các giải pháp để thực hiện, trong đó quy định rõ trách nhiệm từ các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục đến các Chi cục THADS.

Tổ chức, kiểm soát thật tốt việc thực hiện Kế hoạch, nhất là đối với những vấn đề phát sinh sẽ tiến hành các biện pháp, giải pháp phù hợp. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các vụ việc thi hành án có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng những việc lớn, những vụ việc có điều kiện thi hành và có thể thi hành dứt điểm.

Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra, kiểm sát, bảo đảm việc thi hành án hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra sai phạm. Nếu sai phạm, thiếu sót thì phải phát hiện sớm, khắc phục ngay từ đầu; không làm phát sinh các điểm nóng, các vụ việc phức tạp.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong thu hồi tài sản

Từ những giải pháp trọng tâm trên, Bộ Tư pháp cũng kiến nghị với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

Cụ thể, kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, phòng tham nhũng, tiêu cực có ý kiến với Đảng đoàn Quốc hội về việc sửa đổi quy định về uỷ thác THADS; Bộ Công an quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan điều tra tích cực xác minh, truy tìm, kê biên, phong toả tài khoản có liên quan người phạm tội, động viên người phạm tội khắc phục hậu quả, truy tìm và tương trợ tư pháp và hình sự đối với người phạm tội tẩu tán ra nước ngoài.

Toà án nhân dân Tối cao tiếp tục chỉ đạo các toà án nhân dân khẩn trương, giải thích, đính chính bản án hoặc có văn bản trả lời kiến nghị của cơ quan THADS, chuyển giao đầy đủ, kịp thời các bản án và tài liệu kèm theo để cơ quan THADS kịp thời thi hành án.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chỉ đạo kiểm sát chặt chẽ việc xác minh, phong toả và kê biên tài sản trong giai đoạn tố tụng, kiểm sát việc xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án đối với các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Bộ Tư pháp cũng đề nghị Ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ triển khai có hiệu quả Chỉ thị 04-CT/TW, đưa vào diện Ban Thường vụ lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại địa phương; tiếp tục chỉ đạo Ban chỉ đạo THADS, các cơ quan hữu quan tăng cường, phối hợp với cơ quan THADS trong việc xác minh, đo đạc, xử lý tài sản được kê biên, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thu hồi tài sản trên địa bàn.

Lê Sơn