• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải thưởng Sao Khuê 2021 lập “kỷ lục” với gần 300 đề cử

(Chinhphu.vn) - Ngày 24/4, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT (Vinasa) đã được tổ chức tại Hà Nội.

24/04/2021 16:20

Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu tại Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2021. Ảnh: VGP/Song Hà

Qua 3 vòng thi, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 180 nền tảng, dịch vụ, giải pháp CNTT xuất sắc trong tổng số gần 300 đề cử dự thi, để trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 bao gồm: 25 nền tảng, 32 dịch vụ và 123 sản phẩm giải pháp. 

Nắm bắt xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam và trên thế giới, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, giải thưởng Sao Khuê 2021 có thông điệp “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số – Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số”. Đây là sự thay đổi quan trọng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp CNTT tiên phong đầu tư phát triển các nền tảng số kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp số, nhanh chóng tạo dựng các hệ sinh thái số cho Việt Nam, đặc biệt trong các ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số.

Theo đó, giải thưởng Sao Khuê năm nay đã lập “kỷ lục” với gần 300 đề cử từ 161 doanh nghiệp, tăng đến 57,8% so với năm 2020. Đây là con số lớn nhất về số lượng đề cử và doanh nghiệp đăng ký tham gia trong 18 năm nay, kể từ khi Giải thường này ra đời.

Kết quả, qua 3 vòng đánh giá: sơ loại hồ sơ, thuyết trình và chung tuyển, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 180 nền tảng, dịch vụ, giải pháp CNTT xuất sắc để trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 bao gồm: 25 nền tảng, 32 dịch vụ và 123 sản phẩm giải pháp. Bên cạnh số lượng kỷ lục, Giải thưởng Sao Khuê 2021 ghi nhận các doanh nghiệp đang tập trung phát triển giải pháp số hầu hết các ngành kinh tế và đầu tư lớn vào các ngành kinh tế trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số quốc gia như: Chính phủ số có 7 giải pháp, Tài chính ngân hàng có 9 giải pháp, Giáo dục có 7, Y tế có 5 giải pháp…

Điểm nhấn của Sao Khuê 2021 là hạng mục mới nền tảng chuyển đổi số với 46 nền tảng đăng ký tham gia, bao trùm cả 3 mô hình phát triển: nền tảng cho các nhà phát triển (market place); nền tảng công nghệ lõi và nền tảng dịch vụ phần mềm (SaaS). Kết quả, 25 nền tảng đã được lựa chọn trao giải Sao Khuê 2021. Đặc biệt 2 nền tảng trong số này được vinh danh Top 10 Sao Khuê là nền tảng chuyển đổi số ngành sản xuất - akaMES của FPT Software và nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov của MISA.

Trong đó, nền tảng akaMES của FPT được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nền tảng này giúp doanh nghiệp giải quyết 3 vấn đề cốt lõi trong sản xuất gồm: quản lý sản xuất theo thời gian thực; tích hợp dữ liệu và hiển thị KPIs tính toán chi phí sản xuất theo từng dây chuyền. Qua quá trình triển khai trong nhà máy của nhiều Tập đoàn lớn như Vinfast; Nippon Steel Spiral Pipe Vietnam; Sumitomo Heavy Industries Việt Nam…, akaMES đã giúp tiết kiệm chi phí quản lý, triển khai và vận hành hệ thống; cải tiến 100% quá trình tái sử dụng nguyên vật liệu; giảm 5% tiêu thụ nhiên liệu trong sản xuất; thay thế hoàn toàn việc sử dụng giấy tờ trong nhà máy góp phần tác động tốt tới việc bảo vệ môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên máy móc, con người, nhà xưởng…

Theo số liệu thống kê, 9 doanh nghiệp sở hữu các đề cử Top 10 Giải thưởng 2021 có tổng doanh thu năm 2020 đạt 367.450 tỷ đồng, tương đương gần 16 tỷ USD, giải quyết được việc làm cho 63.453 lao động. Riêng doanh số của 10 sản phẩm, giải pháp là trên 2,100 tỷ đồng.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Vinasa, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng Sao Khuê 2021 cho biếtphần lớn các sản phẩm, dịch vụ dự thi năm nay đều đã được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain… Đặc biệt, nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đúng xu hướng, đúng nhu cầu thị trường. Đây chính là những điểm sáng có tác động lan tỏa của kinh tế số, đóng góp vào thành tích tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong năm qua.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, các “ngôi Sao Khuê” chính là niềm tự hào của ngành ICT Việt Nam và là những công cụ hữu hiệu, là động lực quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia . Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng những sản phẩm, giải pháp đạt giải sẽ được triển khai rộng rãi trong các tổ chức , doanh nghiệp giúp các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo sự bứt phá cho Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế . 

“Tôi kêu gọi toàn thể cộng đồng công nghệ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được vinh danh ngày hôm nay nói riêng, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân nỗ lực hơn nữa, biến thách thức thành thời cơ để sáng tạo ra những dịch vụ, giải pháp số xuất sắc cho thị trường Việt Nam. Bộ TT&TT cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số bằng những chính sách cụ thể để cộng đồng doanh nghiệp ICT duy trì sự phát triển, sớm hoàn thiện lực lượng tiên phong cho một quốc gia số”, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.

Hiền Minh