• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh những công trình khoa học có tính ứng dụng, thực tiễn

(Chinhphu.vn) - Điểm khác biệt của Giải thưởng Trần Đại Nghĩa so với các giải khác, đó là Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhấn mạnh tính ứng dụng và thực tiễn của các công trình nghiên cứu khoa học.

08/08/2024 14:54
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh những công trình khoa học có tính ứng dụng, thực tiễn- Ảnh 1.

GS.TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phát động Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Sáng 8/8, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã tổ chức lễ phát động Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025.

Từ năm 2016, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa được tổ chức nhằm khích lệ và vinh danh những nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ (toán học, cơ học, khoa học thông tin và khoa học máy tính, vật lý, hóa học, khoa học về sự sống, khoa học về trái đất, khoa học biển, khoa học môi trường và năng lượng).

Tại buổi lễ phát động, GS.TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, đây là lần thứ ba Giải thưởng Trần Đại Nghĩa của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam được tổ chức.

Trong 2 lần trước (năm 2016 và 2019), cơ quan thường trực giải thưởng, các hội đồng khoa học chuyên ngành đã làm việc tích cực, trách nhiệm và đề cử 6 công trình để trao tặng giải thưởng. Những công trình này trải dài trên nhiều lĩnh vực, trải rộng trên phạm vi ứng dụng và vẫn còn tiếp tục hiện hữu, phát triển và cải tiến cho đến ngày hôm nay.

Đây là minh chứng rõ ràng, xác thực và khách quan, khẳng định chất lượng của các công trình được đề cử là có ứng dụng tốt trong thực tiễn để phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ vinh danh những nhà khoa học tài năng và những công trình nghiên cứu xuất sắc mà còn lan tỏa tinh thần khoa học, sáng tạo và tận tụy như cố GS. Trần Đại Nghĩa.

Giải thưởng góp phần khơi dậy cho thế hệ trẻ niềm đam mê trên con đường nghiên cứu khoa học, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của KH&CN nước nhà.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh những công trình khoa học có tính ứng dụng, thực tiễn- Ảnh 2.

Các nhà khoa học chia sẻ tại họp báo phát động Giải thưởng Trần Đại Nghĩa - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Trả lời câu hỏi của Báo Điện tử Chính phủ về điểm khác biệt của Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, GS.TS. Nguyễn Đại Hưng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học chuyên ngành vật lý và cơ học của Giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho biết, nếu như Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ KH&CN dành cho các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, thì Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhấn mạnh khía cạnh ứng dụng.

Hai tiêu chí xét tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, thứ nhất, đó là công trình nghiên cứu phải đạt được trình độ khoa học đột phá và đã công bố trên tạp chí khoa học uy tín hoặc được cấp văn bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế. Tiêu chí thứ hai, quan trọng và cũng rất khó, đó là công trình phải có tính ứng dụng trong thực tiễn, được tổ chức triển khai ứng dụng tại Việt Nam và có hiệu quả lớn, lâu dài về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Một công trình điển hình đã đoạt Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 là công trình "Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vaccine cúm gia cầm subtype A/H5N1 ở Việt Nam".

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu thành công vaccine cúm gia cầm H5N1 do Viện Công nghệ sinh học thực hiện và đã áp dụng thành công vào sản xuất ở quy mô công nghiệp. Một doanh nghiệp đã được cấp phép sản xuất, lưu hành vào năm 2012. Từ đó đến nay, hàng trăm triệu liều vaccine cúm NAVET-VIFLUVAC đã được sản xuất, góp phần quan trọng trong việc phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam.

Kết quả đạt được của công trình còn là sự gắn kết bền vững giữa "3 nhà":  Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng người nông dân.

PGS.TS. Đinh Duy Kháng, đại diện nhóm tác giả của công trình này chia sẻ: "Nếu như chúng ta định hướng ngay từ ban đầu những nghiên cứu khoa học bám sát vào thực tiễn thì việc đưa KHCN vào thực tiễn không phải quá khó khăn".

Cơ quan thường trực Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ ba (năm 2025) cho biết, sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ giải thưởng đến hết 31/12/2024. Giải thưởng dự kiến sẽ được trao vào dịp kỷ niệm Ngày KHCN và 50 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Hoàng Giang - Lê Ngọc