• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giảm nguy cơ biến chứng, tử vong ở trẻ bằng “Cái ôm đầu tiên”

(Chinhphu.vn) - Chiều 17/8, tại TP. Đà Nẵng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức họp báo với chủ đề “Cái ôm đầu tiên - Hướng tới 4 triệu trẻ sơ sinh tiếp theo”.

18/08/2017 09:57

Hình ảnh tại hội nghị. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Đây là hội nghị lần thứ 2 được tổ chức hai năm một lần về chiến dịch công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC).

Theo thống kê của WHO, trên thế giới, cứ 2 phút lại có một trẻ sơ sinh tử vong. Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh là do việc thực hành lâm sàng không thích hợp tại thời điểm sinh và trong một số ngày đầu mới sinh.

Các trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được thông qua một tập hợp các can thiệp đơn giản và chi phí hiệu quả được gọi là EENC.

Năm 2015, chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” để hỗ trợ EENC được phát động tại Philippines, sau lan nhanh ra 8 nước gồm: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon và Việt Nam.

Đến nay, EENC được áp dụng tại 16 quốc gia với trên 30.000 cán bộ y tế được tập huấn. Nhờ đó, gần 4 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới đã được chăm sóc tốt hơn sau sinh.

Tại Việt Nam, EENC đã triển khai tại 63 tỉnh, thành phố với trên 8.600 nhân viên của các cơ sở y tế được tập huấn. Qua đó, số lượng trẻ sơ sinh cần chăm sóc tích cực giảm dần, đồng thời cải thiện nhất định về sức khỏe ở những trẻ cần chăm sóc tích cực.

Là một trong những địa phương thực hiện tốt chương trình này, BS. Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết, tính đến cuối tháng 10/2014, bệnh viện đã thực hiện việc chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm cho trên 95% số trẻ sinh thường cũng như sinh mổ. Qua đó, giảm 30% số trẻ bệnh lý nhập vào đơn vị hồi sức sơ sinh, số lượng trẻ nhiễm trùng cũng giảm đi đáng kể từ 30-50%.

Trọng tâm của EENC là “Cái ôm đầu tiên”, bước thực hành đơn giản giúp tăng cường tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ ngay sau khi sinh và trong vài ngày đầu tiên sau sinh.

Cái ôm đầu tiên bao gồm 4 bước chính: Lau khô trẻ cẩn thận ngay lập tức sau khi sinh; tiếp xúc da kề da ngay lập tức; kẹp và cắt dây rốn kịp thời một cách thích hợp và cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

“Chỉ cần làm động tác đơn giản sau sinh là để mẹ và bé da kề da và cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, chúng ta có thể giảm đáng kể những nguy cơ gây biến chứng, tử vong cho trẻ”, chuyên gia của chương trình cho biết.

Lưu Hương