• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính: Chia sẻ lợi ích công bằng

Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) có tiềm năng to lớn, không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp về giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, mà còn tác động tích cực cho bảo tồn đa dạng sinh học rừng, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững.

31/01/2012 15:00

REDD - Rẻ, nhanh và có lợi

Hàng năm, lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 20% so với tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, vì thế sáng kiến REDD được hình thành từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho các nước đang phát triển để làm giảm phát thải khí CO2 từ ngành rừng.

Trong số những chất khí gây hiệu ứng nhà kính thì CO2 chiếm đến 50% tác dụng. Từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp đến nay (khoảng 200 năm), sự phát thải CO2 vào bầu khí quyển đã không ngừng gia tăng. Nồng độ CO2 hiện nay đã tăng 35% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa nồng độ của chúng 600.000 năm trước. Các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phá rừng... sản sinh ra mỗi năm 6 tỷ tấn carbon.

REDD tại các nước đang phát triển đã trở thành vấn đề trọng tâm của các cuộc tranh luận quốc tế về khí hậu. REDD được coi là một giải pháp giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đáng kể, rẻ, nhanh và có lợi cho các bên; đáng kể vì một phần năng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu là từ nạn phá rừng và suy thoái rừng. Mặc dù REDD dựa trên một ý tưởng rất đơn giản là trả tiền cho những người giúp giảm phá rừng và suy thoái rừng. Tuy nhiên tất cả các ý tưởng đơn giản đó khi biến thành hành động lại trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Cùng với lòng nhiệt huyết và quyết tâm giảm khí thải qua REED, vẫn còn đó những quan ngại, băn khoăn về tính khả thi và những tác động tiêu cực của REDD.

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cho rằng, nếu muốn tạo ra một cơ chế REDD hiệu quả thì nhiều vấn đề khó phải được xử lý như làm thế nào để giám sát, báo cáo và thẩm định việc giảm phát khí thải trong điều kiện các số liệu về rừng còn nghèo nàn hoặc không có sẵn? REDD sẽ được tài trợ như thế nào nếu giả thiết cắt giảm 50% phát thải sẽ cần tới 20 - 30 tỷ USD trong một năm ?

Việt Nam - Hướng tới nền carbon thấp

Hiểu đúng và đầy đủ về REDD đang là một thách thức đối với các cá nhân và tổ chức ở Việt Nam có cùng mối quan tâm đến các vấn đề giảm phát thải từ quản lý bảo vệ rừng, tài chính carbon, chi trả và chia sẻ lợi ích công bằng, cũng như các khía cạnh kỹ thuật về phương pháp thiết kế và thực hiện REDD.

Tính đến nay, Việt Nam đã 2 lần công bố Thông báo Quốc gia cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH vào các năm 2003 và 2010. Năm 2000, nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm tới 43,1%, tiếp đó là năng lượng chiếm 35%, nhưng đến năm 2010, năng lượng lại trở thành nguồn phát thải lớn nhất, tăng gấp 2 lần. Vì thế, trong lĩnh vực hướng tới phát triển công nghiệp xanh, Việt Nam đặc biệt chú trọng phát triển năng lượng carbon thấp. Đây là một trong những định hướng quan trọng của ngành năng lượng trong nhiều năm tới. Nhìn từ góc độ kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện vẫn dựa chủ yếu vào khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ nhiều năng lượng hóa thạch, gây ô nhiễm và làm cạn kiệt, suy thoái môi trường.

Hiện nay, do các nguồn năng lượng mới tái tạo đều có giá thành cao hơn so với sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, nên việc thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch bằng nguồn năng lượng tái tạo chưa thể thực hiện được. Theo các chuyên gia, đối với việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, phải đổi mới công nghệ, chuyển hẳn sang công nghệ than sạch, với mục tiêu giảm phát thải carbon bằng 0. Đây là việc cần làm ngay, vì trong thế kỷ 21, nguồn điện năng chủ yếu của Việt Nam sẽ dựa vào nhiệt điện than. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Xét về lợi ích toàn cầu, phát triển ngành năng lượng carbon thấp ở Việt Nam sẽ góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển, làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu. Về lợi ích quốc gia, việc phát triển carbon thấp sẽ giúp tiết kiệm được đầu vào năng lượng, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu năng lượng sau năm 2015, đồng thời giảm nhập siêu cho đất nước.

X.Hợp