• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giám sát bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm

(Chinhphu.vn) - Phần mềm được thiết kế mở, dễ sử dụng và cho phép nâng cấp khi cần. Người sử dụng có thể truy cập phần mềm trên máy tính có kết nối Internet thông qua tài khoản và mã truy cập.

23/04/2014 14:02
Các bệnh truyền nhiễm khi được giám sát tốt sẽ tránh tình trạng bùng phát dịch. Ảnh minh họa
Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm được xây dựng nhằm mục đích nhập, xử lý và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet trong tất cả các đơn vị y tế dự phòng từ tuyến xã cho đến Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Phần mềm được thiết kế mở, dễ sử dụng và cho phép nâng cấp khi cần. Người sử dụng có thể truy cập phần mềm trên máy tính có kết nối Internet thông qua tài khoản và mã truy cập và có chức năng nhập liệu ngay cả khi đường truyền Intetnet không ổn định.

Theo Cục Y tế dự phòng, trước đây các đơn vị y tế dự phòng thường báo cáo dịch bệnh tại địa phương bằng văn bản, email, fax hoặc điện thoại. Tuy nhiên, nhiều đơn vị báo cáo bằng điện thoại nên chỉ báo cáo những bệnh có tại địa phương.

Bên cạnh đó, thời gian báo cáo bằng giấy còn khá chậm, đặc biệt là báo cáo ca bệnh nhóm A, không đảm bảo tính kịp thời để phục vụ công tác phòng chống dịch.

Vì vậy, phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm được xây dựng đã phần nào đáp ứng các yêu cầu về tính liên tục và kịp thời trong công tác phòng chống dịch.

Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm đã được triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, Đồng Tháp và Đắk Lắk từ tháng 7/2012.

Sau gần hai năm triển khai thí điểm, đến nay cả nước đã có 49 tỉnh, thành phố thực hiện báo cáo các bệnh truyền nhiễm qua phần mềm này.

Qua đánh giá sơ bộ, việc ứng dụng phần mềm có số liệu được lưu giữ tập trung, dễ quản lý, đảm bảo tính bảo mật và báo cáo một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Từ ngày 22/4, phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm này sẽ được triển khai cho các đơn vị y tế dự phòng của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định triển khai việc áp dụng phần mềm này trong cả nước kể từ ngày 1/7/2014, như một kênh báo cáo chính thức.

PV