• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giám sát phế thải của doanh nghiệp chế xuất

(Chinhphu.vn) - Tổng cục Hải quan vừa có công văn số 2245/TCHQ-GSQL chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương thực hiện giám sát hải quan đối với trường hợp chất thải thu hồi trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp đưa đi tiêu hủy tại địa điểm khác.

10/05/2012 18:01

Ảnh minh họa

Theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải phải được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Cơ quan Hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất để xử lý.

Trước khi bàn giao chất thải cho người vận chuyển, doanh nghiệp chế xuất thông báo với Chi cục Hải quan nơi quản lý biết thời gian bàn giao để Hải quan cử công chức đến làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan đối với chất thải đưa đi tiêu hủy phải thực hiện đúng quy trình như: khi nhận được thông báo của doanh nghiệp, lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất cử công chức đến doanh nghiệp để làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát phải kiểm tra Giấy phép quản lý chất thải nguy hại (giấy phép phải còn hiệu lực, chất thải của doanh nghiệp đưa đi xử lý phải phù hợp với chất thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải.

Thực hiện giám sát đưa chất thải vào phương tiện vận chuyển chất thải, giám sát việc vận chuyển chất thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Đồng thời, lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của doanh nghiệp chế xuất, người vận chuyển chất thải, biên bản lập thành 3 bản, mỗi bên giữ một bản.

Ngoài ra, khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, doanh nghiệp chế xuất sao liên số 4 gửi cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản hoặc đột xuất, Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại doanh nghiệp chế xuất.

Thanh Trúc