• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giáo dục Việt Nam phát triển vượt bậc

(Chinhphu) - Hệ thống giáo dục Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhanh và vượt bậc trong vòng 30 năm qua. Một bước tiến khác trong ngành giáo dục là việc đáp ứng nhu cầu giáo dục cho các tầng lớp thiệt thòi trong xã hội như dân tộc thiểu số và trẻ em sống ở các vùng nông thôn xa xôi.

04/06/2014 18:19
Tổ chức Plan Việt Nam cho rằng nên áp dụng giáo trình giảng dạy với truyền thống văn hóa và điều kiện sống của từng địa phương.

Đó là đánh giá của ông Glenn Gibney, Giám đốc tổ chức Plan International Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ về những bước tiến của giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây.

Ông đánh giá thế nào về những bước tiến của giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây?

Ông Glenn Gibney: Giáo dục tại Việt Nam đã trải qua sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng trong vòng 30 năm qua. Thành tựu nổi bật mà ngành giáo dục đạt được là việc giảm đáng kể tỷ lệ bỏ học. Số trẻ hoàn thành giáo dục tiểu học trong độ tuổi đến trường chiếm trên 98%.

Một bước tiến khác trong ngành giáo dục là việc đáp ứng nhu cầu giáo dục cho các tầng lớp thiệt thòi trong xã hội như dân tộc thiểu số và trẻ em sống ở các vùng nông thôn xa xôi. Một thành tựu cũng rất đáng chú ý là việc giúp trẻ em khuyết tật được học tập tại các trường học chính thống.

Việc mở rộng giáo dục mầm non đã giúp trẻ tăng cường khả năng học tập trước khi bước vào bậc tiểu học. Một số tiến bộ được ghi nhận trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi.

Ông có thể đưa ra một số gợi ý nhằm giúp trẻ em dân tộc thiểu số học tập tốt hơn cũng như cải thiện phương pháp dạy và học tại Việt Nam?

Ông Glenn Gibney: Tổ chức Plan tại Việt Nam nhận thấy những năm đầu của bậc tiểu học là yếu tố quan trọng để đảm bảo trẻ được giáo dục thành công. Vì vậy, chương trình giáo dục nên hướng đến môi trường học đường thân thiện và có tính khuyến khích cao và dạy học thông qua các trò chơi từ mầm non cho đến những năm đầu của bậc tiểu học.

Chúng tôi xin được đưa ra một số gợi ý cụ thể để cải thiện chất lượng dạy và học như sau:

Thứ nhất là nên áp dụng giáo trình giảng dạy với truyền thống văn hóa và điều kiện sống của từng địa phương. Một cuốn sách giáo khoa và giáo trình duy nhất cho tất cả trẻ em trên toàn quốc không thể phản ánh đầy đủ cuộc sống và trải nghiệm của mọi trẻ em đến từ các vùng miền cũng như xuất thân khác nhau. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phối hợp với các trường để rà soát lại giáo trình lớp 1 và lớp 2 cho thật phù hợp với năng lực học tập và môi trường sống của trẻ em dân tộc thiểu số. Điều này giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ mới. Giáo viên là nhân tố quan trọng trong việc áp dụng giáo trình này.

Tiếp theo là việc áp dụng phương pháp giảng dạy bằng ngôn ngữ thứ hai. Do Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai đối với hầu hết trẻ em dân tộc, giáo viên cần được đào tạo những kỹ năng để giảng dạy ngôn ngữ thứ hai này. Bằng cách này, việc học tập bằng Tiếng Việt với trẻ em dân tộc thiểu số sẽ được cải thiện đáng kể.

Một mô hình khác được đưa ra nhằm tăng năng lực học tập của trẻ là áp dụng giảng dạy cả ngôn ngữ dân tộc và Tiếng Việt trong giáo dục mầm non và những năm đầu của bậc tiểu học. Đến giờ các bằng chứng cho thấy trẻ em dân tộc thiểu số ở một số khu vực thí điểm đã tự tin trong khả năng tiếp nhận ngôn ngữ mới so với trẻ em không học tại các lớp song ngữ.

Thứ ba là tăng cường các kỹ năng đào tạo tại các địa phương nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp của giáo viên phù hợp với hoàn cảnh địa phương mà trẻ đang sinh sống. Cách thức này được chứng minh là có tầm ảnh hưởng lớn nhất xét về các khía cạnh như quyền trẻ em, phương pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng CNTT trong dạy và học, xây dựng bài học, kỹ năng giám sát và đánh giá, quan sát lớp học và đưa ra phản hồi, sử dụng tài liệu địa phương để giảng dạy trên lớp học, kỹ năng quản lý, xây dựng thư viện trường học thân thiện với trẻ và giảng dạy với giáo trình mới.

Thứ tư là việc tăng cường học tập thông qua các hội nghị chuyên nghiệp nhằm khuyến khích giáo viên chủ động ứng dụng các phương pháp học tập tích cực tại lớp học.

Cuối cùng là khuyến khích sự tham gia của người dân, bao gồm cả phụ huynh trong phát triển giáo dục. Người dân nên tích cực thảo luận với chính quyền địa phương và cán bộ quản lý trường học về những vấn đề cũng như đưa ra các giải pháp và kiến ​​nghị. Họ nên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trường học cũng như hỗ trợ cho các trường học để hướng tới một môi trường học tập tốt hơn.

Xin ông cho biết tổ chức Plan International đã góp phần thúc đẩy giáo dục Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?

Ông Glenn Gibney: Chương trình giáo dục của Plan tập trung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và hỗ trợ quá trình chuyển đổi hiệu quả hơn từ mầm non đến giáo dục tiểu học cho trẻ em ở các vùng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, tổ chức Plan đã góp phần trong việc cung cấp dịch vụ cho trẻ em về dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và phòng chống thương tích thông qua các nhóm cộng đồng (172 nhóm phụ huynh với 2.098 thành viên) ở 60 xã và thông qua các nhóm trẻ em (275 nhóm với 5.846 trẻ em tham gia).

Chúng tôi đã giúp trẻ tiếp cận với các dịch vụ giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non ở 15.638 làng vùng sâu vùng xa và nâng cao trình độ cho 9.000 giáo viên đang giảng dạy tại mầm non và tiểu học; góp phần cải thiện chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học và mẫu giáo, tăng khả năng tiếp cận tài liệu học tập, tăng cường quản lý trường học thông qua các buổi gặp mặt với các chuyên gia và giúp các lãnh đạo, nhân viên y tế và giáo dục, phụ huynh và trẻ em tăng cường hiểu biết về dự án Chăm sóc và Giáo dục trẻ thơ.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Dung (thực hiện)