• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giao khoán đất trong công ty nông nghiệp: Cần cân bằng lợi ích '2 nhà'

(Chinhphu.vn) - Theo số liệu khảo sát, mỗi hộ khoán có thu nhập bình quân khoảng 299 triệu đồng/hộ/năm, trong đó thu nhập từ nhận khoán của công ty nông nghiệp là 192 triệu đồng/năm, tức phần lớn thu nhập của họ vẫn phụ thuộc vào đất nhận khoán.

25/07/2025 18:09
Giao khoán đất trong công ty nông nghiệp: Cần cân bằng lợi ích '2 nhà'- Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 25/7, Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Vụ Kinh tế ngành – Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp và Môi trường và tổ chức Forest Trends tổ chức Hội thảo "Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp".

TS. Nguyễn Lâm Thành – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh, việc giao khoán đã có tác động tích cực trong việc khắc phục tình trạng hoang hóa đất đai trở lại và vườn cây trong các công ty nông nghiệp xuống cấp vào những năm 90, đáp ứng mục tiêu huy động nguồn lực xã hội.

Điều đặc biệt là người dân địa phương tham gia cùng với các công ty nông nghiệp Nhà nước đầu tư tiền vốn, sức lao động để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, vườn cây, cải thiện cuộc sống người dân và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, hiện nay, các công ty nông nghiệp đang giao khoán đất theo 2 hình thức là giao khoán đất nông nghiệp và giao khoán vườn cây.

Trước khi sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, Việt Nam có 151 công ty nông nghiệp quản lý nông nghiệp, với tổng diện tích 631.000 ha, trong đó có 132.339 ha đất giao khoán, chủ yếu theo Nghị định 01và 135.

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, các công ty nông nghiệp sau sắp xếp lại được giao quản lý với tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong các công ty nông nghiệp là 452.891,2ha.

Đến năm 2024, cả nước có 121 công ty nông nghiệp, được Nhà nước giao, cho thuê là 478.039 ha đất. Căn cứ vào quy định về giao khoán và điều kiện thực tế, các đơn vị đã áp dụng nhiều hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện của đơn vị và khả năng của bên nhận khoán.

Công tác khoán thời gian qua đã có vai trò tích cực trong quản lý ở các công ty nông nghiệp, khuyến khích và tạo động lực, thu hút lao động ở địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính sách giao khoán trong các công ty nông nghiệp của nhà nước trong từng giai đoạn cơ bản phù hợp với nguyện vọng của người dân, đã tạo ra nhiều việc làm, ổn định đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Các văn bản quy định pháp luật về khoán có nhiều thay đổi làm cho bên khoán và bên nhận khoán gặp vướng mắc trong thiết lập hồ sơ và thực hiện chuyển tiếp ký lại hợp đồng khoán.

Tình trạng khoán không đầu tư (khoán trắng), hoặc đầu tư thấp còn tồn tại ở nhiều công ty nông nghiệp. Các hợp đồng giao khoán cũ đã ký theo quy định của Nghị định 01 và Nghị định 135 chưa có cơ chế chuyển tiếp, xử lý. Vấn đề quản lý đất đai còn lỏng lẻo, dẫn đến làm phát sinh nhiều vấn đề như tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích...

Cần cân bằng lợi ích kinh tế giữa hộ được khoán và doanh nghiệp

Theo TS Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để giải quyết vấn đề trước mắt và về lâu dài, các chính sách phải quan tâm đến đối tượng người dân, sau sắp xếp đổi mới, phải đảm bảo đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, không bỏ ai ở lại phía sau.

TS. Hà Công Tuấn phân tích, theo số liệu khảo sát, mỗi hộ khoán có thu nhập bình quân khoảng 299 triệu đồng/hộ/năm, trong đó thu nhập từ nhận khoán của công ty nông nghiệp là 192 triệu đồng/năm, tức phần lớn thu nhập của họ vẫn phụ thuộc vào đất nhận khoán.

Do đó, khi điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, cần cân bằng lợi ích kinh tế giữa hộ được khoán và doanh nghiệp.

Sau khi sắp xếp chính quyền 2 cấp, cần kiên quyết thực hiện Kết luận số 103-KL/TW ngày 02/12/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Nếu công ty không có khả năng đạt được mục tiêu theo Nghị quyết 30, có thể giải thể, chuyển thể theo đúng pháp luật, đúng quy hoạch, đặt lợi ích của người dân lên trên. Nghiên cứu để chuyển đổi mô hình từ các hộ, cá nhân, lao động nhận khoán trở thành cổ đông, người lao động trong công ty nông nghiệp...

Nhìn nhận dưới góc độ quốc tế, TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia của tổ chức Forest Trends cho biết, các thị trường xuất khẩu ngày càng đòi hỏi chặt chẽ hơn về tính hợp pháp và bền vững. Gần đây nhất là Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) đã đặt ra yêu cầu về tuân thủ pháp luật của nước sản xuất, sản xuất không gây mất rừng, chuỗi cung ứng truy xuất... Hàng hóa sản xuất trên đất nông – lâm nghiệp, bao gồm các diện tích khoán hiện còn một số tồn tại, cần giải quyết triệt để để tiếp cận với những thị trường lớn hơn.

Trong bối cảnh mới, thị trường carbon rừng nếu thiết kế tốt có thể huy động được nguồn lực tài chính đặc biệt từ trong nước, bao gồm cả theo cơ chế bắt buộc và tự nguyện. Các diện tích đất nông, lâm nghiệp có thể đem lại đa dạng nguồn thu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, làm giàu rừng, trồng xen canh, cải tạo đất. Tuy nhiên, quyền carbon – lợi ích cần xác định rõ – bao gồm quyền nằm trong các diện tích khoán.

"Cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản được sản xuất trên các diện tích đất nông, lâm nghiệp và cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon rừng chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các tồn tại trong khâu sử dụng đất, bao gồm tồn tại trong các hình thức khoán, được giải quyết triệt để", ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đỗ Hương