Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Nhiều học thuật, kỹ thuật trong âm nhạc truyền thống Việt Nam đã GS Trần Quang Hải truyền tải, trao đổi đã thật sự làm cho các nghệ sĩ, giảng viên và sinh viên thán phục và kính trọng sự uyên bác của ông về kiến thức cũng như tài nghệ của ông trong lĩnh vực này. GS Trần Quang Hải đã truyền cho người nghe tình yêu cũng như niềm đam mê của ông về âm nhạc dân tộc- ngọn nguồn tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới, và đặc biệt là âm nhạc dân tộc Việt Nam .
Trước đó, ngày 29/12, trong dịp gặp gỡ các nghệ sĩ của Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc tại Đại nội Huế, GS Trần Quang Hải đã cao hứng trình diễn kỹ thuật gõ muỗng với phong cách xử lý tài tình và điêu luyện, khiến những nghệ sĩ Hàn Quốc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Những chiếc muỗng trong tay ông muỗng đã trở thành một ban nhạc đa tiết tấu, khiến người nghe phải thán phục vì thể hiện các điệu nhạc một cách đa dạng.
|
GS Trần Quang Hải biểu diễn gõ muống tại sân Thế Miếu, Đại Nội Huế |
Sống ở Pháp từ lâu, GS Trần Quang Hải, con trai của GS Trần Văn Khê là một thuyết trình viên, nhạc sĩ sáng tác và là người thầy nổi tiếng về sư phạm âm nhạc. Năm 1968, ông hoàn thành bằng Cao học dân tộc nhạc học tại tại Paris . Năm 1969, ông tốt nghiệp Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương về lịch sử và thực tập nhạc Việt Nam . Năm 1973, ông lấy bằng Tiến sĩ dân tộc nhạc học và năm 1989 tốt nghiệp giáo sư nhạc cổ truyền trong kỳ thi do Bộ Văn hóa Pháp tổ chức tại Paris . Ông đã có hàng nghìn cuộc nói chuyện, giới thiệu âm nhạc Việt Nam tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Ông không chỉ chuyên về nhạc dân tộc Việt, mà còn là chuyên gia về nhạc cụ và âm nhạc dân tộc của nhiều nước trên thế giới. Các công trình nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc Âm nhạc học của GS Trần Quang Hải được cả thế giới quan tâm như Hát đồng song thanh, Gõ muỗng, Phát triển kỹ thuật đàn môi. Đồng thời ông cũng là người có ngón đàn tranh điêu luyện.