• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giao thông Thủ đô: Kết nối tốt sẽ tạo ra động lực mới

(Chinhphu.vn) – Cần chú ý kết nối giao thông đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh. Kết nối tốt sẽ tạo ra động lực mới, khu vực nào chưa phát triển thì cần giao thông kết nối để hấp dẫn nhà đầu tư hơn và giảm áp lực cho nội đô.

17/02/2017 17:04

Theo báo cáo của UBND TP.  Hà Nội, kế hoạch đầu tư giai đoạn 2017-2020 của Thành phố là khoảng 126.386 tỷ đồng (bao gồm các nguồn vốn ngân sách, ODA, PPP). Trong đó, chi tiết xây dựng các đường vành đai gồm: Đường Vành đai 1 có chiều dài 6,57 km đến năm 2015 đã hoàn thiện đoạn Nguyễn Khoái-Hoàng Cầu (4,3 km) và tiếp tục đầu tư đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục (2,27 km) khép kín Vành đai 1. Vành đai 2 đang xây dựng đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở (ghép với đoạn dưới thấp Vĩnh Tuy-Chợ Mơ-Ngã Tư Vọng) khép kín Vành đai 2 từ Vĩnh Tuy-Bưởi.

Vành đai 2,5 (từ đô thị Ciputra đến Vành đai 3) chiều dài 20,212 km, Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư 8 đoạn chưa triển khai với kinh phí khoảng 8.300 tỷ đồng.

Vành đai 3 (Nam sông Hồng) dài khoảng 25 km đến nay đã hoàn thành cơ bản. Đoạn từ Mai Dịch-Cầu Thăng Long dự kiến hoàn thành trong năm 2018 và tiếp tục xây dựng đoạn Vành đai 3 đi bằng cầu qua hồ Linh Đàm để khép kín.

Vành đai 3,5 (Nam sông Hồng) chiều dài khoảng 44 km đến nay đã cơ bản hoàn thiện. Năm 2017 tiếp tục thực hiện đoạn nối từ Đại lộ Thăng Long-Quốc lộ 32 và đoạn từ Phúc La-Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ; đoạn từ Quốc lộ 32-cầu Thượng Cát-Đường 5 kéo dài đầu tư theo hình thức PPP.

“Như vậy, đến năm 2020 sẽ đầu từ đồng bộ đoạn đường từ Đường 5 kéo dài đến Quốc lộ 6”, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết.

Vành đai 4 triển khai đầu tư đoạn từ Phúc La-Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ và từ cao tốc Hà Nội-Lào Cai (Km3 650) đến Quốc lộ 32 (Km19 500)

Về các công trình đường sắt đô thị, thành phố hiện đang tập trung xây dựng hoàn thành tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn-ga Hà Nội và tiếp tục triển khai các tuyến gồm: Dự án tuyến đường sắt đô thị (tuyến 2) đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, đoạn Trần Hưng Đạo-Thượng Đình; tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến 3) đoạn Ga Hà Nội-Hoàng Mai; tuyến đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long-Nội Bài.

Khẳng định đầu tư kết cấu hạ tầng là một trong 3 khâu đột phá, ông Nguyễn Đức Chung cho biết Hà Nội đã và đang nỗ lực lựa chọn các các dự án trọng điểm để đầu tư cũng như huy động nguồn vốn xã hội hoá mạnh mẽ để thực hiện các dự án quan trọng này.

Phấu đấu đến cuối năm 2017, Hà Nội sẽ hoàn thành tuyến đường vành đai 3; đến năm 2019 là các tuyến vành đai 1, 2. Đối với các dự án xây thêm 5 cây cầu mới để kết nối với các tỉnh thành, vùng kinh tế khác, Hà Nội hiện đã có đủ các nhà đầu tư BT và thành phố đã bố trí đủ đất đối ứng. Khi hoàn thành các tuyến này sẽ cơ bản kết nối đồng bộ hệ thống giao thông, tạo động lực phát triển.

“Tuy nhiên, nếu không có cơ chế đặc thù thì các dự án này khó thực hiện bởi vốn đầu tư rất lớn... Thành phố đã nhận được đề xuất của 3 tập đoàn lớn trong nước tham gia xây dựng tuyến metro. Cụ thể là Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Xuân Thành...”, ông Chung cho biết.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng chia sẻ, vấn đề mấu chốt hiện nay là cơ chế, “nếu Chính phủ cho phép cơ chế đặc thù, Hà Nội sẽ bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Bên cạnh đó, nếu thi công nhanh và quản lý tốt thì sẽ không có tình trạng tăng vốn, hiệu quả dự án sẽ cao hơn”.

Lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá, Thủ đô đang thay đổi hàng ngày, các công trình hạ tầng cấp bách được đầu tư và nhiều công trình được đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần hạn chế ùn tắc giao thông...

“Cần chú ý kết nối giao thông đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh. Kết nối tốt sẽ tạo ra động lực mới, khu vực nào chưa phát triển thì cần giao thông kết nối để hấp dẫn nhà đầu tư hơn và giảm áp lực cho nội đô”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh thi công 2 tuyến Nhổn-Ga Hà Nội, Cát Linh-Hà Đông đồng thời nghiên cứu kết nối 2 tuyến đường sắt quốc gia để tạo ra kết nối đồng bộ song hành với tìm nguồn vốn để thực hiện các tuyến đường sắt đô thị còn lại.

“Hà Nội chủ động tìm nguồn vốn để thực hiện 6 tuyến đường sắt đô thị còn lại là cách làm chủ động, đáng biểu dương. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nội tham gia phải bảo đảm được an toàn khi thi công theo đúng tiêu chí nhanh, rẻ và an toàn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 Phan Trang