Hầu hết các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh đều có khung đón trẻ sớm hơn giờ tan sở. Đây là vấn đề làm cho các bậc làm cha làm mẹ phải "xoay xở" tìm giải pháp đón trẻ cho hợp lý và không ít cơ quan, đơn vị hành chính diễn ra tình trạng "bỏ giờ để đón trẻ"...  | Giờ tan học trước cổng Trường THCS Lê Mao, Tp.Vinh | Chị Nguyễn Thanh Hoài- Thành phố Vinh chia sẻ: Vợ chồng chị đều là CBCNV nhà nước, ông bà nội ngoại đều ở xa, chồng là bộ đội thường xuyên vắng nhà, một mình vừa đi làm, vừa phải chăm lo hai đứa con nhỏ. Trong khi đó, giờ đón trẻ ở các trường mầm non, tiểu học bắt đầu từ 4h15- 4h30, chưa đến giờ đón trẻ người nhà đã chờ sẵn ngoài cổng trường từ trước, hôm nào chị đến muộn một lúc chỉ còn lại con mình. Chị Hoài nhiều hôm phải tranh thủ về trước giờ làm việc để kịp đón con, nhưng không thể nghỉ sớm nhiều quá nên chị phải thuê người giúp việc để đón con, gia đình chị phải tốn kém thêm một khoản. "Các bà mẹ sắp xếp việc đón con làm sao khi mà trường mầm non trả trẻ quá sớm, giờ đó phụ huynh đi làm như chúng tôi không đón con được". Không phải là cán bộ công chức nhà nước, chị Hoa buôn bán thực phẩm ở chợ Quán Lau, giờ tan sở lượng khách hàng thường đông nên chị chấp nhận gửi con ở trường tư thục với kinh phí cao hơn, tìm trường nhận bé ngoài giờ và cho ăn thêm bữa, chiều tối chị mới đón cháu về. Chị chọn giải pháp đó vì chị không yên tâm khi giao con cho người giúp việc đón. Chuyện đón con khi không có người giúp đỡ đang là một bài toán khó đối với nhiều gia đình ở thành phố Vinh nói chung. Trừ các công chức nhà nước, phần lớn người lao động phải làm việc đến 17h30-18h, không thể kịp đón trẻ đang học ở các trường mầm non công lập hoặc bán công. Nhìn chung các trường công lập, bán công hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của người dân, trong đó có vấn đề giờ giấc. Các trường này đón trẻ trước giờ đi làm 30 phút và trả trẻ trước giờ tan sở. Nếu xét về giờ giấc, số trường mầm non công lập và bán công hiện nay giờ trả trẻ sớm, những người đi làm về muộn hơn đành chấp nhận gửi con ở trường tư thục. Tình trạng nhiều CBCNV ở các cơ quan chưa hết giờ làm việc đã nhong nhóng chuyện đi đón trẻ dẫn đến việc "ăn bớt" thời gian hành chính của nhà nước. Do đó, nếu không có ông bà hay người giúp việc đón hộ, các bà mẹ chỉ có thể tìm một trường tư để gửi, nơi thường có dịch vụ trông trẻ ngoài giờ. Những trường này thường có học phí cao hơn, chưa kể việc một số nơi chất lượng không đảm bảo, việc quản lý chưa được chặt chẽ. Không ít các cháu do bố mẹ đón muộn phải gửi bác bảo vệ, hay cô giáo đón về nhà hàng tháng bồi dưỡng thêm cho cô giáo, có trẻ không có người đón đúng giờ tự đi về nhà tai nạn giao thông có thể xảy ra, trẻ đi lạc và thậm chí là bị bắt cóc.... Đã không ít sự việc đau lòng xảy ra với trẻ trong thời gian qua. Ngành Giáo dục cần điều chỉnh giờ giấc đón trẻ hợp lý hơn đó là mong muốn chung của nhiều bậc phụ huynh. Trên địa bàn Thành phố Vinh hiện có 28 trường tiểu học và 02 cơ sở đào tạo tiểu học với 18.789 học sinh; 26 trường mầm non bán công với 9.400 cháu; dân lập có 5 trường với 834 cháu; mầm non công lập có 2 trường với 1.051 cháu, 7 trường tư thục với 1.015 trẻ. Trong năm nay, trên địa bàn Thành phố Vinh tăng thêm hai trường mầm non tư thục so với năm ngoái. Điều đó cho thấy các bậc phụ huynh có xu hướng gửi con vào trường tư ngày càng nhiều hơn. Các CBGV mầm non làm việc theo quy định cũng là 8 tiếng nhưng trên thực tế họ đã phải làm nhiều hơn trong khi mức lương và học phí ở trường công là cố định. Giáo viên mầm non là những người thường xuyên phải đi sớm về muộn. Cô giáo Nghiêm Thị Kim Trinh- Hiệu phó Trường Mầm non bán công Trường Thi cho biết: "7h sáng nhà trường đón trẻ thì các cô giáo phải đến từ 6h30 phút, dọn dẹp phòng học, sắp xếp bàn ghế... trước khi đón trẻ, cho trẻ ăn sáng. Buổi trưa từ cán bộ quản lý, giáo viên phải trực trông trẻ và trả hết trẻ, mới được về. Chính những giáo viên mầm non là những người làm công việc thầm lặng, trông trẻ hết sức vất vả trong khi chế độ trả công cho họ không đáng là bao nhưng họ đều tự nguyện vì lòng yêu trẻ". Kinh phí để trả cho giáo viên mầm non hàng năm căn cứ vào ngân sách và nguồn xã hội hóa. Cô Trinh cho biết thêm: "Lo nhất của các trường mầm non là việc tăng học phí của Nhà nước, các trường không muốn tăng học phí vì tăng học phí, học sinh sẽ nghỉ học nhiều, các trường không có học sinh để dạy. Mong muốn chung của các trường mầm non là Nhà nước cần có chính sách quan tâm, tăng nguồn ngân sách cho mầm non và nên bao cấp cho hệ đào tạo này để nâng cao chất lượng dạy và học". Bậc học mầm non là nền móng để phát triển con người "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai", "Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ"... Quan tâm tới giáo viên mầm non chính là một cách quan tâm tới trẻ thơ. Thực tế thu nhập của giáo viên mầm non còn thấp so với thời gian, công sức họ bỏ ra. Để họ yên tâm công tác, có điều kiện dồn hết tâm huyết cho công tác chăm sóc dạy trẻ thì chế độ tương xứng cho giáo viên mầm non là vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm. Thanh Lê Nguồn: Báo Nghệ An 07/12/2010 | » Triển khai nhiệm vụ tuyển quân năm 2011(07/12/2010) | » Đại biểu Quốc hội Khóa XII tiếp xúc cử tri tại xã Nghi Đức - Tp.Vinh(07/12/2010) | » Quan tâm các chính sách phát triển bền vững vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số(07/12/2010) | » Ga Vinh: Những biện pháp phục vụ khách trước và sau Tết(07/12/2010) | » Câu chuyện của tờ 200 đồng(07/12/2010) | » Hàng kém chất lượng(07/12/2010) | » Hai khâu yếu nhất(07/12/2010) | » Tăng vốn ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn(07/12/2010) | » Kiểm soát chặt việc đăng ký, niêm yết và kê khai giá(07/12/2010) | » Xây dựng xã hội học tập và phát triển hệ thống học tập suốt đời(07/12/2010) | » Chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu(06/12/2010) | » Hướng về đồng bào vùng lũ(06/12/2010) | » 21 năm thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989 - 2010): Phát huy nghĩa tình đồng đội, giúp nhau xóa đói giảm nghèo(06/12/2010) | » Bội thực... báo cáo cuối năm(06/12/2010) | » Chữ "tín" là vàng(06/12/2010) | » Chủ trang trại thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng(06/12/2010) | » Giá trị của thời gian(06/12/2010) | » Người mẹ nghèo nuôi 4 con học đại học(06/12/2010) | » Thông tin đầy đủ, chính xác cho nhân dân về tình hình KT-XH(03/12/2010) | » Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An:Triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015(03/12/2010) |