• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giới thiệu người ứng cử ĐBQH thực hiện theo 3 bước

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/2, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hướng dẫn quy trình giới thiệu người của các cơ quan Trung ương ứng cử ĐBQH khóa XV.

26/02/2021 15:56
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: mattran.org.vn

Theo đó, việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV được thực hiện theo 3 bước.

Thông tin cụ thể về quy trình 3 bước, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết bước đầu tiên là lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp và dự kiến người được giới thiệu ứng cử. Những người dự họp thảo luận về dự kiến giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử để lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bước thứ 2 là tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị với người được dự kiến giới thiệu ứng cử. Hội nghị này tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc nơi làm việc. Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.

Người ứng cử ĐBQH được mời tham dự hội nghị này.

Bước thứ 3 của quy trình là tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử ĐBQH.

Căn cứ vào kết quả của hội nghị, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu người ứng cử làm hồ sơ ứng cử theo quy định tại Điều 35 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Chậm nhất 17h ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố, ngày 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV. Trong đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương là 207 người; các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương là 293 người.

Theo quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND, hồ sơ của người ứng cử có hạn nộp chậm nhất là vào ngày 14/3, thời điểm 70 ngày trước ngày bầu cử 23/5.

BT