• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giới trẻ làm từ thiện qua mạng xã hội

(Chinhphu.vn) – Hiện nay, phong trào làm từ thiện trên các mạng xã hội đang phát triển rất nhanh và có sức lan tỏa rộng trong đại bộ phận thanh niên.

20/09/2013 17:54

Các bé đang điều trị tại cơ sở II Bệnh viện K Hà Nội nhận quà trung thu từ những nhà hảo tâm.
Cùng với sự phổ biến của Internet và các mạng xã hội (Facebook, Twitter…), rất nhiều tổ chức tình nguyện đã sử dụng phương thức kêu gọi bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể về chương trình như: Địa điểm thực hiện, thời gian tổ chức và số tài khoản nhận tiền quyên góp cũng như thông tin liên lạc của các thành viên đại diện… lên Fan Page (là trang chia sẻ chuyên nghiệp của một nhóm/tổ chức với nhiều thành viên) của nhóm và trang cá nhân của từng thành viên.

Chính những hoạt động này đã biến những cái “ảo” của Internet thành hành động thiết thực, có ích cho xã hội và cộng đồng.

Ngoài mục đích làm từ thiện và giúp đỡ những số phận kém may mắn thì phong trào mang lại nhiều lợi ích cho các bạn tình nguyện viên tham gia như: Được giao lưu, kết bạn, phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm...

Hình thức quyên góp được sử dụng nhiều nhất là tiền mặt được chuyển khoản trực tiếp vào số tài khoản của đại diện tổ chức (nhóm). Ngoài ra, tùy theo đặc trưng chương trình (đầu năm học mới, Tết Trung thu, áo ấm mùa đông…) mà các tổ chức sẽ thu nhận các hiện vật khác nhau. Từ bánh nướng, bánh dẻo, kẹo ngọt, đồ chơi, quần áo, giày dép… đến gạo, muối vừng, ruốc… đều được các tổ chức đón nhận.

Mới đây, chương trình “Góp bánh Trung thu tặng trẻ em miền núi” của Câu lạc bộ Tình nguyện trẻ, ngoài bánh, kẹo, đồ chơi thì những bộ quần áo ấm, đôi ủng, muối vừng, cá khô, ruốc… đã được chuyển đến tay các em học sinh xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Những món quà thực sự hữu ích chính là điều các em nhỏ khó khăn mong muốn nhận được từ các nhà hảo tâm.

Hoạt động nhỏ lẻ hơn, nhóm bạn của chị Mạc Thanh Huyền (hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) dịp Trung thu này cũng kêu gọi quyên góp được 42.850.000 đồng mang đến các phần quà cho 88 bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại cơ sở II Bệnh viện K Hà Nội.

Khi hỏi về những khó khăn trong quá trình quyên góp, chị Huyền chia sẻ “Chúng tôi không gặp khó khăn gì khi quyên góp vì tất cả những công việc này đều xuất phát từ tấm lòng của mọi người. Cảm ơn những tấm lòng, dù không hề quen biết nhau, chỉ đọc theo đường link trên Facebook mà tin tưởng, không ngần ngại chuyển tiền ủng hộ vào tài khoản của nhóm và cùng chúng tôi làm thành một Trung thu ấm áp cho các bé”.

Có thể kể đến Fan Page của "Cơm 5.000 Hà Nội" với hơn 5.000 người theo dõi, đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều tấm lòng từ thiện. Mục đích của chương trình là mang những suất cơm chất lượng với giá 5.000 đồng đến tay người lao động, bệnh nhân và sinh viên nghèo trên địa bàn Hà Nội vào mỗi thứ 4 hằng tuần.

Trong quá trình tổ chức, các tổ chức (nhóm) cũng không thể tránh khỏi những phát sinh ngoài ý muốn. Vì thế, dự trù và nhanh chóng đưa ra giải pháp khi gặp phát sinh là vấn đề cần phải lưu ý.

Trường hợp của nhóm chị Huyền, khi lên danh sách các bệnh nhi được nhận quà với Bệnh viện chỉ có 64 bé nhưng đến hôm tổ chức chương trình lại tăng thêm 24 bé nữa. Để đảm bảo bé nào cũng được nhận quà trong phạm vi mức tiền quyên góp được thì cả nhóm đã chọn giải pháp mua thêm 24 món quà (giống như của 64 bé ban đầu) còn phần tiền mặt để trong phong bì thì sẽ giảm bớt (giảm 100.000 đồng so với ban đầu). Cách làm này cũng tránh cho các bé không bị tủi thân vì đều được nhận phần quà như nhau về hình thức.

Tuy nhiên, để có thể nhận được sự ủng hộ đến từ các cá nhân trên Internet, ngoài việc đưa ra một bản dự án thuyết phục cũng như mục đích và hoạt động chi tiết thì việc công khai minh bạch các khoản thu chi mà tổ chức nhận được là điều rất quan trọng. Điều này khiến cho người ủng hộ, quyên góp yên tâm vì số tiền của mình được sử dụng đúng mục đích.

Phan Trang