• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỡ khó cho chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

(Chinhphu.vn) - Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết thời điểm này ngành chăn nuôi phải đối mặt với những khó khăn như dịch bệnh, gia cầm nhập lậu... Nếu không có biện pháp khắc phục, rất có thể cuối năm nay và thậm chí đầu năm 2014 nguồn cung thực phẩm cho thị trường trong nước sẽ thiếu.

10/05/2013 11:00

Ảnh minh họa

Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong quý 1 đã giảm đáng kể. Cụ thể đàn lợn, gia cầm giảm 2-3%; đàn trâu bò giảm 3-4% so với cùng kỳ năm trước.

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, tình trạng nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm vẫn còn. Đặc biệt, người chăn nuôi hiện đang thiếu vốn, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng bỏ trống chuồng, trại tại nhiều địa phương.

Cục Chăn nuôi cho biết, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi nói chung và cụ thể là người chăn nuôi.

Trước mắt, các ngành chức năng tăng cường kiểm soát dịch bệnh; đồng thời có biện pháp quản lý chặt không để gia súc, gia cầm, nhất là gà thải loại, gà giống không rõ nguồn gốc nhập lậu gây bất ổn cho thị trường thực phẩm và sản xuất chăn nuôi trong nước. Bên cạnh đó, cần có giải pháp kích cầu, khai thông thị trường trong nước và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Cục Chăn nuôi cũng khuyến khích người chăn nuôi chủ động tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi, mà trước tiên giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích sử dụng thức ăn chế biến bằng nguyên liệu tại chỗ, các cơ sở chăn nuôi hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh sang sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với các nguồn nguyên liệu có sẵn trong dân (ngô, cám, khoai, sắn…), cách làm này chắc chắn sẽ giúp giảm giá thành ít nhất 5%. Duy trì quy mô đàn lợn ở mức tối thiểu để khi có cơ hội sẽ phát triển quy mô đàn gia súc, gia cầm.

Năm 2013, ngành chăn nuôi đưa ra mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành là 6,5-7%; sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,6 triệu tấn; sản lượng trứng 8.543 triệu quả; 417.000 tấn sữa và 13,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Thùy Trang