• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỡ khó phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

(Chinhphu.vn) – Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, chậm nhất là ngày 31/12/2024 các địa phương phải triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Chính sách này được đánh giá là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý cũng như việc vận hành triển khai trên thực tế thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

16/08/2024 16:09
Gỡ khó phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn- Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hoàng Văn Thức giải đáp vướng mắc của các địa phương trong triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - Ảnh: VGP/T.C

Để công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt được triển khai rộng rãi trên cả nước, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ngày 16/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo "Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) để lắng nghe, trao đổi, hỗ trợ cũng như đánh giá bước đầu việc triển khai phân loại CTRSH tại các địa phương".

Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn Thức, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã tạo ra áp lực lớn tới môi trường, trong đó có những áp lực, thách thức không nhỏ trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Việc kiểm soát, quản lý CTRSH còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Trước thực trạng trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có những quy định mới mang tính đột phá, thay đổi cách thức quản lý, ứng xử với chất thải nói chung và CTRSH nói riêng. Một trong những điểm mới đó là quy định nguyên tắc phân loại CTRSH làm 3 loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Cùng với đó là quy định về việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH thông qua khối lượng hoặc thể tích và các quy định khác nhằm hướng đến tăng cường tối đa việc tái chế và giảm tối đa CTRSH phải xử lý và phát thải ra môi trường.

Để bảo đảm tính khả thi của cơ chế này, Luật đã quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất CTRSH với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31/12/2024. Chính sách này được đánh giá là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý CTRSH cũng như việc vận hành triển khai trên thực tế. 

Để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai hiệu quả công tác quản lý CTRSH, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển, xử lý sau khi phân loại CTRSH tại địa phương theo quy định tại Luật BVMT năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển, điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đặc biệt, Bộ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 2/11/2023; từ đó đến nay Bộ cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tập trung triển khai chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc phân loại CTRSH; đồng thời, tăng cường mạnh mẽ công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam để lan tỏa mạnh mẽ chính sách về phân loại CTRSH đến cộng đồng.

Gỡ khó phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn- Ảnh 2.

Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển

 Triển khai từng bước, không... ‘bàn lùi’

Thông tin về thực trạng quản lý CTRSH, ông Nguyễn Thành Lam, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, lượng CTRSH phát sinh tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước. 

Theo đó, năm 2019 tổng lượng CTRSH phát sinh là hơn 64 nghìn tấn/ngày, trong đó đô thị hơn 35 nghìn tấn/ngày, nông thôn là hơn 28 nghìn tấn/ngày. Hiện nay tổng lượng CTRSH phát sinh là gần 68 nghìn tấn/ngày. Năm 2023, công tác thu gom vận chuyển toàn quốc khoảng 88,34% số lượng CTRSH, trong đó tại đô thị là 96,60%, nông thôn là 77,69%

Về cơ sở xử lý CTRSH, cả nước có 1.548 cơ sở, trong đó cơ sở đốt CTRSH là 340 cơ sở; cơ sở xử lý CTRSH thành mùn/phân hữu cơ là 30 cơ sở; cơ sở chôn lấp CTRSH là 1.178 cơ sở, trong đó có nhiều cơ sở không hợp vệ sinh.

Ông Nguyễn Thành Lam cũng chỉ ra nhiều thách thức trong quản lý CTRSH. Cụ thể, trong phân loại chưa triển khai phân loại tại nguồn đồng bộ tại các địa phương. Trong thu gom vận chuyển, chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom CTRSH tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị thu gom vận chuyển đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trung chuyển đáp ứng quy định dẫn đến tồn đọng CTRSH kéo dài gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho người dân.

Ở góc nhìn khác, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Thị Thuỷ chia sẻ: Hội luôn xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nông dân phải được đặt trong tiêu chí an toàn và bền vững, đồng nghĩa với mọi hoạt động sản xuất và xã hội của nông dân phải gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. Từ năm 2018-2023, hội đã tổ chức trên 20.000 mô hình bảo vệ tài nguyên, môi trường; thành lập các tổ tự quản, câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ môi trường…

Theo bà Nguyễn Thị Thủy chất thải, rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn phát sinh ngày càng nhiều thành vấn đề nổi cộm nhức nhối; hầu hết rác thải chưa được thu gom, xử lý…

Để giải quyết vướng mắc trên, đại diện Trung ương Hội Nông dân cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền đưa Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền đến nông dân, mỗi địa phương thành lập tổ, nhóm đội tuyên truyền; tập huấn quy trình thu gom, phân loại xử lý rác thải…

Trao đổi kinh nghiệm từ phía địa phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Phạm Văn Thuấn cho biết, Hải Phòng đã triển khai thực hiện mô hình điểm phân loại CTRSH tại nguồn tại 57 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ khoảng 20% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố).

Sau phân loại, trung bình hàng ngày 70-100 tấn chất thải hữu cơ được thu gom, vận chuyển về xử lý tại Nhà máy phân mùn của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng.

Thực tế của Hải Phòng cho thấy, tại khu vực đô thị, năng lực, tình trạng trang thiết bị, phương tiện của 4 đơn vị tham gia thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Công nghệ xử lý chủ yếu theo phương thức chôn lấp hợp vệ sinh tại 3 khu xử lý cấp thành phố, gồm: Tràng Cát, Đình Vũ, Gia Minh.

Tại khu vực nông thôn, dụng cụ, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cũ, thiếu, phần lớn là phương tiện hoán cải, tự chế, chưa phù hợp với quy trình thu gom bằng công nghệ hiện đại, gây khó khăn trong việc khảo sát, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá.

Nhấn mạnh việc tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cho rằng, nhiệm vụ này cần triển khai quyết liệt, tìm giải pháp tháo gỡ, không "bàn lùi", các cơ quan cần nghiên cứu, bổ sung thêm quỹ đất dành cho việc xử lý rác hữu cơ sau phân loại tại các bãi rác tạm trên địa bàn; nghiên cứu tăng phí thu gom rác tại nông thôn để nâng cao chất lượng dịch vụ; nghiên cứu, đổi mới phương thức quản lý.

Thu Cúc