• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỡ 'nút thắt' visa, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP

(Chinhphu.vn) - Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam hoan nghênh Chính phủ đang rất quyết liệt gỡ vướng cho visa, thúc đẩy môi trường thân thiện và hòa nhập hơn cho người nước ngoài và du khách nhập cảnh. Điều này sẽ tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP.

06/04/2023 17:56
Gỡ "nút thắt" visa, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP - Ảnh 1.

Ông Gabor Fluit, tân Chủ tịch EuroCham - Ảnh: EuroCham

Ông Gabor Fluit, tân Chủ tịch EuroCham đưa ra bình luận trên khi trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về kết quả tăng trưởng GDP quý I/2023 của Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về kết quả tăng trưởng GDP quý I/2023 của Việt Nam? Theo ông, Việt Nam  cần làm gì để có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2023? 

Ông Gabor Fluit: Tăng trưởng GDP của Việt Nam quý I/2023 còn khiêm tốn, tổng kim ngạch xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng những kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên bởi nhu cầu toàn cầu cũng đang suy yếu.

Theo tôi, khả năng ứng phó với những rủi ro bất định từ nền kinh tế toàn cầu và khả năng phục hồi sản xuất đóng vai trò quyết định giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023.

Do đó, bên cạnh thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước, Việt Nam cũng cần phải thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đặc biệt vào cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế số.

Kết quả mới nhất Chỉ số Môi trường Kinh doanh (Business Climate Index-BCI) quý I của EuroCham cho thấy, doanh nghiệp châu Âu đánh giá, việc đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích đầu tư, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển lực lượng lao động đều rất quan trọng đối với tăng trưởng của Việt Nam. Do đó, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cải thiện những lĩnh vực này để tăng tốc phát triển hơn nữa.

Ngoài ra, EuroCham hoan nghênh Chính phủ đang rất quyết liệt gỡ vướng cho visa, thúc đẩy môi trường thân thiện và hòa nhập hơn cho người nước ngoài và du khách nhập cảnh. Điều này cũng sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Ông đánh giá như thế nào về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong năm 2022 và trong 3 tháng đầu năm 2023?

Ông Gabor Fluit: Bất chấp những thách thức trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn là điểm đến hàng đầu thu hút FDI. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, vị trí địa lý chiến lược thuận lợi và môi trường kinh doanh hiệu quả khiến Việt Nam luôn hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Báo cáo BCI cho biết, 36% lãnh đạo các doanh nghiệp đánh giá Việt Nam thuộc Top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu.  

Tính từ đầu năm 2023, lĩnh vực sản xuất vẫn thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI, tiếp theo là bất động sản và bán buôn bán lẻ. Các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng cho thấy tiềm năng mạnh mẽ. Ngoài ra, khi dòng vốn FDI tiếp tục tăng, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi trong mô hình đầu tư theo hướng sản xuất công nghệ cao, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, tình hình thu hút FDI tại Việt Nam hiện đang gặp phải một số thách thức như thủ tục hành chính kéo dài, quy định không rõ ràng và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Tôi tin rằng, giải quyết được những thách thức trên sẽ giúp Việt Nam giải phóng toàn bộ tiềm năng thu hút FDI.

Ông có khuyến nghị gì đối với định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2023 và trong những năm tiếp theo?

Ông Gabor Fluit: Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam là một nguồn lực quan trọng của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bất chấp những thách thức và bất ổn trước mắt, Việt Nam có thể cải thiện định hướng xuất khẩu theo các hướng sau:

Đầu tiên, Việt Nam có thể phát triển các thị trường và ngành công nghiệp mới và đa dạng hóa danh mục xuất khẩu của mình. Mặc dù xuất khẩu ngành điện tử, dệt may và nông nghiệp của Việt Nam rất mạnh nhưng Việt Nam cũng nên tìm kiếm cơ hội tăng trưởng xuất khẩu từ lĩnh vực năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật số và thương mại điện tử.

Ngoài ra, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để mở rộng sự hiện diện của mình tại các thị trường châu Âu, cũng như tại tất cả các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại tự do. Là đối tác tin cậy của Việt Nam trong hơn 25 năm qua, EuroCham sẵn sàng và có thể tiếp tục hỗ trợ.  

Tiếp theo, Việt Nam có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực công nghệ và cải tiến thiết kế, tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm có thể cải thiện năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Điều này sẽ không chỉ nâng cao sức hấp dẫn trên thị trường quốc tế mà còn tạo ra các cơ hội việc làm mới cho đất nước.

Việt Nam cũng cần ưu tiên tạo thuận lợi và kết nối thương mại để giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này có thể đạt được bằng cách giảm các rào cản thương mại và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.

Hơn nữa, đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, chẳng hạn như cảng, sân bay và đường sắt, có thể cải thiện khả năng kết nối với các thị trường và khu vực trọng điểm.

Ông có  thể chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tư vấn chính sách để Việt Nam thu hút nhiều hơn nữa vốn ODA, vốn vay ưu đãi để phát triển hạ tầng trong thời gian tới?

Ông Gabor Fluit: Để thu hút nguồn tài trợ như vậy, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hợp tác với các đối tác phát triển quốc tế và các tổ chức tài chính để xác định các nguồn tài trợ tiềm năng và phát triển quan hệ đối tác. Những mối quan hệ này có thể giúp xây dựng uy tín và tăng khả năng của Việt Nam trong việc thu hút thêm nguồn tài trợ.

Bằng cách giảm thuế hoặc đơn giản hóa các quy định, Chính phủ Việt Nam cũng có thể khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Để tăng cường hơn nữa những nỗ lực của mình, Việt Nam cũng có thể thành lập một cơ quan tài chính chuyên trách để điều phối các hoạt động tài trợ và đầu tư. Bằng cách hợp lý hóa các quy trình quản lý, cơ quan này có thể đẩy nhanh tốc độ phê duyệt và triển khai các dự án.

Việt Nam cũng nên tiếp tục ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng có tác động lớn có thể tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.

Tuy nhiên, một bước thiết yếu vẫn còn thiếu trong bức tranh thu hút ODA là Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch điện VIII cần phải cung cấp một lộ trình rõ ràng cho các dự án năng lượng. Cho đến khi Quy hoạch điện VIII được hoàn thiện và phê duyệt, chúng ta sẽ không thấy được bước phát triển toàn diện về năng lượng tái tạo của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Kim Loan