• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

(Chinhphu.vn)- Một số Hiệp hội, doanh nghiệp (DN) phản ánh những rào cản pháp lý kéo dài, khiến chi phí tăng cao, cản trở đổi mới sáng tạo. Điều đó đòi hỏi, cần sự tháo gỡ vướng, quy định rõ rằng với chi phí tuân thủ thấp hơn để hỗ trợ DN phát triển.

14/07/2025 16:52
Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển- Ảnh 1.

Hội thảo "Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh" - Ảnh: VGP/HT

 Những "nút thắt" pháp luật kéo dài 

Phát biểu tại Hội thảo "Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh" do VCCI phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức ngày 14/7, bà Lê Thị Xuân Huế – đại diện Bower Group Asia chia sẻ một số bất cập mà doanh nghiệp (DN) đang gặp phải trong thủ tục hành chính, đặc biệt liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rời rạc, thiếu đồng bộ.

Nêu một ví dụ thực tế, bà Huế cho biết từng phải mang tới Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (cũ) khoảng 10kg tài liệu để làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đầu tư, cần đến hai người để bê hồ sơ. "Sở yêu cầu có 10 bộ hồ sơ để gửi tới 10 bộ, ngành xin ý kiến. Mỗi bộ nặng khoảng 1kg", bà Huế nói.

Một vấn đề khác được bà Lê Thị Xuân Huế nêu là: Việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Có trường hợp DN đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu, nhưng chỉ vì cán bộ không tích giám sát trên hệ thống, hàng hóa không thể tái xuất, từ đó gây khó khăn cho việc hoàn thuế.

Bà Huế cho rằng, trong những trường hợp như vậy, cần quy trách nhiệm cụ thể cho cán bộ thực hiện sai, đồng thời có chế tài rõ ràng nếu gây thiệt hại cho DN.

Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam chia sẻ, nhiều DN vận tải đang bị "trói chân" bởi các quy định không còn phù hợp. Trong đó, nổi bật là quy định tuổi tối đa với tài xế xe khách trên 29 chỗ: nam không quá 57 tuổi, nữ không quá 55 tuổi.

Quy định này nên được điều chỉnh theo Bộ luật Lao động, tức là nâng tuổi lái xe lên 62 đối với nam và 57 đối với nữ.

"Rất nhiều tài xế giàu kinh nghiệm, còn đủ sức khỏe nhưng lại bị loại vì giới hạn tuổi. Bộ Y tế nên rút ngắn chu kỳ khám sức khỏe, thay vì quy định cứng về tuổi", đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiến nghị.

Ngoài ra, một số nội dung khác cũng được kiến nghị sửa đổi như quy định màu sơn xe đưa đón học sinh – vốn không tác động đến an toàn giao thông nhưng lại gây tốn kém hàng trăm triệu đồng mỗi xe nếu phải sơn lại.

Trong lĩnh vực thực phẩm, ông Nguyễn Hồng Uy – Trưởng nhóm Kỹ thuật Tiểu ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của EuroCham cảnh báo về nguy cơ siết thủ tục hành chính từ dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ đăng ký sản phẩm tăng từ 7 mục lên tới 41 mục, trong đó nhiều yêu cầu như mô tả quy trình sản xuất, loại máy móc, thông số kỹ thuật… dễ dẫn tới lộ bí mật công nghệ.

Ông Nguyễn Hồng Uy cho biết: Nếu cứ mỗi lần đổi công nghệ lại phải xin phép từ đầu, thì DN không thể cải tiến. Đây là rào cản rất lớn cho đổi mới sáng tạo, trái với tinh thần Nghị quyết 57 về đổi mới công nghệ.

Đại diện EuroCham đánh giá cao nỗ lực cải cách pháp luật theo hướng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ông lưu ý: "Vấn đề hàng giả, hàng nhái phần lớn là do thiếu hậu kiểm. Cấp phép mà không kiểm tra thực tế thì không thể ngăn được vi phạm".

Ông Huy cho rằng cần chuyển hướng quản lý sang hậu kiểm, theo phương pháp quản lý rủi ro như các nước phát triển đang làm. Trong khi đó, dự thảo Nghị định lại tăng thủ tục hành chính lên mức tương đương, thậm chí vượt quy trình đăng ký thuốc.

"Có mục gọi là ‘hậu kiểm hồ sơ’, một khái niệm rất khó hiểu, vì đọc hồ sơ thì làm sao phát hiện được gian lận?", đại diện EuroCham đặt vấn đề.

Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển- Ảnh 2.

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng Thư ký, kiêm Trưởng ban Pháp chế (VCCI) - Ảnh: VGP/HT

Cần quyết tâm thực chất trong cải cách pháp luật

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng Thư ký, kiêm Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho biết: Cải cách pháp luật kinh doanh cần phải được thúc đẩy nhanh chóng và toàn diện. Theo ông, nhiều quy định đã bất cập từ hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được sửa đổi, trong khi những quy định mới lại sớm phát sinh vướng mắc ngay sau khi áp dụng.

Đại diện VCCI cho biết: Đã có nhiều đợt rà soát các luật liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu minh bạch và chưa phù hợp với thực tế.

Luật sư Nguyễn Hồng Chung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA) cũng đồng tình: Khi nhấn mạnh hệ thống văn bản pháp luật thiếu liên thông, gây khó khăn cho DN trong quá trình tra cứu và xử lý hồ sơ.

Luật sư Chung đề nghị: Cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định, thông tư có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và minh bạch, đặc biệt là sự hài hòa giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Bảo vệ môi trường. Mục tiêu là tạo ra một quy trình liên thông, rút ngắn tối đa thời gian cho nhà đầu tư.

Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ và công khai thời gian xử lý hồ sơ. Phát triển các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, đảm bảo tính tiện lợi và hiệu quả.

Về rà soát và hoàn thiện chính sách thuế, hải quan, luật sư Chung đề nghị cần làm rõ hơn các quy định về điều kiện hưởng ưu đãi thuế, tránh cách hiểu khác nhau, đảm bảo tính ổn định và dự đoán được của chính sách để DN yên tâm đầu tư.

Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/HT

Dưới góc độ cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho rằng, để tháo gỡ vướng mắc, cần tập trung vào các điểm nghẽn thực sự, không nên chỉ xử lý vụ việc cá biệt.

Thứ trưởng Nguyễn Anh Tú đề xuất 4 hướng giải pháp là: Tăng cường giải thích pháp luật và phổ biến quy định; xây dựng hướng dẫn áp dụng rõ ràng; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm; ban hành nghị quyết xử lý vấn đề cấp bách.

Anh Minh