• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Góp ý hoàn thiện Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(Chinhphu.vn) - Ngày 13/11, thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị - Hội thảo xin ý kiến góp ý Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), tại Hà Nội. Hội nghị được tổ chức với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

13/11/2023 19:04
Góp ý hoàn thiện Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)- Ảnh 1.

Nghệ thuật Bài Chòi ở miền Trung - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - Ảnh: VGP/Diệp Anh

600 đại biểu gồm đại diện các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao; các chuyên gia; các nhà chuyên môn; các nhà quản lý… từ 64 tỉnh, thành phố đã tham gia góp ý kiến cho Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Hội nghị - Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, là bước cụ thể hóa chính sách về bảo tồn di sản văn hóa theo Hiến pháp năm 1992 và tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), cùng các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Với nỗ lực và đóng góp của toàn xã hội, qua hơn 20 năm thực thi, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đã đạt được một số thành tựu quan trọng, được Đảng, Nhà nước, nhân dân và quốc tế ghi nhận, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội…

Từ khi Luật có hiệu lực thi hành đến nay, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tiếp tục được ban hành nhằm tăng cường định hướng cho hoạt động văn hóa, trong đó có di sản văn hóa, như: Nghị quyết số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI; Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021...

Nhằm thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về đảm bảo "quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa" (Điều 41) và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay; thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đến nay, Dự án đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023), được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì soạn thảo (Quyết định số 805/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).

Về bố cục, nội dung cơ bản, ngoài Lời mở đầu, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 10 chương, 154 điều. Trong đó, nhiều quy định mới được bổ sung như: Quy định biện pháp xử lý đối với các trường hợp di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam sau khi được đưa vào các danh sách của UNESCO không thực hiện đúng Chương trình hành động bảo vệ di sản đã cam kết với UNESCO; Bổ sung quy định liên quan đến loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Quy định cụ thể về loại hình Ngữ văn dân gian và Nghệ thuật trình diễn dân gian; chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng; Quy định thực hiện chế độ báo cáo kiểm kê hàng năm; công bố Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể; Chương trình hành động quốc gia, các báo cáo quốc gia, đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Hội nghị - Hội thảo xin ý kiến góp ý Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã tập trung vào các nhóm vấn đề như: Hệ thống khái niệm và quy trình nhận diện, ghi danh, xếp hạng di sản văn hóa để tiến hành các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị tổng thể di sản văn hóa; Quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan đến di sản văn hóa; Biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ hướng tiếp cận tổng thể; Cơ chế thống nhất về phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Cơ chế huy động, thu hút tổng thể các nguồn lực xã hội tích cực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Cơ chế đảm bảo để các quy định pháp luật về di sản văn hóa được thực thi hiệu quả.

Kết quả của Hội nghị - Hội thảo sẽ củng cố thêm cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tiếp thu, từng bước hoàn thiện quy định trong từng Điều, Khoản của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội thời gian tới.

Diệp Anh