• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nam còn gần 200 lối đi tự mở gây mất ATGT

(Chinhphu.vn) - Trong văn bản gửi UBND tỉnh Hà Nam, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, qua kiểm tra, rà soát các lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tính đến ngày 8/11, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại 198 lối đi tự mở, trong đó có 56 lối đi tự mở chưa cắm biển chú ý tàu hỏa gây mất an toàn giao thông (ATGT) nghiêm trọng.

11/11/2022 08:12
Hà Nam còn gần 200 lối đi tự mở gây mất ATGT - Ảnh 1.

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn tồn tại 198 lối đi tự mở, trong đó có 56 lối đi tự mở chưa cắm biển chú ý tàu hỏa gây mất an toàn giao thông (ATGT) nghiêm trọng - Ảnh minh họa

Mất an toàn giao thông nghiêm trọng

Tại khu vực thuộc phường Châu Sơn, TP Phủ Lý, từ Km 5+025 đến Km 5+170 tuyến nhánh Phủ Lý - Kiện Khê, xảy ra thực trạng người dân đổ đất, trồng rau trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, vi phạm quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt.

Cũng trên tuyến nhánh Phủ Lý - Kiện Khê qua địa bàn phường Châu Sơn, các đoạn từ Km 5+275 đến Km 5+350, Km 5+425 đến Km 5+475 và đoạn Km 5+625 đến Km 5+725, các hộ dân đổ đất đá vào trong lòng đường sắt, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường sắt, đe dọa an toàn khi khai thác chạy tàu.

Đặc biệt, từ Km 5+525 đến Km 5+600, doanh nghiệp Quang Khải và Công ty AMACAO đã tự mở lối đi qua đường sắt.

Đáng chú ý, ngày 26/9 vừa qua, Công ty CP Đường sắt Hà Ninh đã phối hợp với UBND phường Châu Sơn lập biên bản với các doanh nghiệp và các hộ dân vi phạm nhưng chỉ có UBND phường và Công ty CP Đường sắt Hà Ninh ký biên bản, các đối tượng vi phạm không ký.

Khẩn trương xử lý dứt điểm vi phạm

Trước thực trạng này, Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Hà Nam đôn đốc công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn, xử lý dứt điểm các vi phạm, đặc biệt là xử lý, xóa các lối đi tự mở theo quy định tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Theo đó, đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở.

Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chủ trì tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia qua địa bàn tỉnh, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATGT như: Tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt; Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu mật độ phương tiện qua lại đường sắt.

Thực hiện các biện pháp thu hẹp bề rộng lối đi tự mở, duy trì đầy đủ các biển cảnh báo tại khu vực lối đi tự mở theo quy định của pháp luật. Tổ chức xử lý ngay các lối đi tự mở mà hiện nay chưa thực hiện xóa bỏ được theo quy định của Luật Đường sắt. 

Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị tỉnh Hà Nam hoàn thành việc khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông đường sắt trước ngày 30/11.

Cùng đó, chỉ đạo các địa phương, cơ quan đơn vị rà soát, bổ sung gờ, gồ giảm tốc trên đường bộ trước khi vào lối đi tự mở thuộc trách nhiệm của địa phương để tăng cường ATGT, cảnh báo cho người và các phương tiện trước khi vào lối đi tự mở.

Tổ chức rà soát hồ sơ pháp lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các vị trí hành lang ATGT đường sắt bị lấn chiếm để giải quyết các tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, trả lại nguyên trạng ban đầu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Thời gian đề nghị hoàn thành trước 30/11/2022.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương và các cơ quan trực thuộc chức năng khẩn trương thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở thuộc trách nhiệm của địa phương để hoàn thành theo yêu cầu tiến độ của Nghị định số 65/2018/NĐ- CP.

PT