• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội chấn chỉnh các tổ chức hành nghề công chứng

(Chinhphu.vn) - UBND TP Hà Nội yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố kịp thời chấn chỉnh khi phát hiện các sai phạm; tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công chứng viên.

11/10/2013 17:26

Ảnh minh họa

UBND TP Hà Nội cho biết, bước đầu, qua thanh tra 6/22 văn phòng công chứng trên địa bàn TP, đã phát hiện một số vi phạm trong nội dung văn bản công chứng.

Cụ thể, nhiều văn phòng công chứng đã có sự “nhầm lẫn” trong việc làm các văn bản khai nhận, phân chia tài sản. Một số Công chứng viên công chứng hợp đồng cho thuê tài sản, tuy nhiên tài sản này chủ sở hữu lại đang đem thế chấp tại ngân hàng. Phía ngân hàng chấp nhận việc chủ sở hữu cho thuê tài sản nhưng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do ngân hàng đặt ra. Tuy nhiên, các điều kiện này của phía ngân hàng lại không được đề cập đến trong hợp đồng cho thuê tài sản.

Bên cạnh đó, một số vi phạm phổ biến mà các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP Hà Nội dễ mắc phải là: Biển hiệu không đúng quy định; thực hiện công chứng ngoài trụ sở; mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng; không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng; lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung, thiếu chữ ký; công chứng trước vào hợp đồng giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch; không lưu trữ hoặc lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định; không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình…  

Được biết, khi Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực thi hành (ngày 11/11/2013), các vi phạm kể trên sẽ bị phạt tiền với mức từ 1- 20 triệu đồng, thậm chí công chứng viên làm sai còn có thể bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên có thời hạn.

Ngọc Nhi

(Nguồn: UBND TP Hà Nội)