• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội chi 318 tỷ đồng để bình ổn giá

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá năm 2013 tại TP Hà Nội sẽ tập trung: đưa hàng bình ổn giá về khu công nghiệp, khu chế xuất, bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học.

09/08/2013 16:10

Ảnh minh họa
Đồng thời, cung cấp thực phẩm tươi sống từ những cơ sở sản xuất uy tín chất lượng đến tay người tiêu dùng; phát triển hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm hợp vệ sinh.

Sáng 9/8, liên ngành Sở Công Thương-Tài chính-Thông tin và truyền thông Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Thông tin công tác cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP.

Theo đó, năm 2013, Hà Nội sử dụng 318 tỷ đồng vốn ngân sách không tính lãi suất để tạm ứng vốn cho các doanh nghiệp thực hiện bình ổn giá 7 nhóm mặt hàng thiết yếu gồm: gạo tẻ (5.500 tấn); thịt lợn (900 tấn); thịt gà (450 tấn); trứng gia cầm (6 triệu quả); thủy, hải sản (300 tấn); dầu ăn (1,5 triệu lít); rau củ quả (2.000 tấn).

Ngoài ra, các doanh nghiệp bằng nguồn vốn tự có chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng, đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của TP trong vòng 1 tháng. Chương trình được thực hiện từ tháng 7/2013-4/2014.

Hàng hóa đưa vào thực hiện bình ổn giá phải đảm bảo là hàng Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như có biến động về giá; có đầy đủ bao gói nhãn mác và các thông tin liên quan đến sản phẩm.

Tham gia chương trình bình ổn giá là các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đáp ứng các tiêu chí về quy mô kinh doanh; hoạt động kinh doanh có hiệu quả; có hàng hóa thuộc danh mục nhóm hàng cần cân đối cung cầu, ổn định giá; có khả năng đảm bảo cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt; có phương án tổ chức kinh doanh, tạo nguồn hàng, phát triển mạng lưới bán lẻ; có kế hoạch tổ chức bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp…

Đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội cho biết đã xây dựng kế hoạch mở rộng tối đa mạng lưới phân phối với tổng số dự kiến là 265 địa điểm, trong đó có 51 điểm bán cố định tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, Haprofood và 214 chuyến bán hàng lưu động bình ổn giá.

Anh Dũng