• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội cùng cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội

(Chinhphu.vn) - Ngày 20/9/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về quy hoạch, cải tạo và xây dựng thủ đô Hà Nội. Đây là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân thủ đô trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Các ngành kinh tế, xã hội đều ra quân với khí thế mới.

27/01/2010 18:17

Phần 1: Những năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980)

Hà Nội ngày nay

Ngày 25/4/1976, cử tri Hà Nội nô nức cùng cả nước tham gia bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (2/7), đã quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội.

Khí thế bước vào cuộc cách mạng mới

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, Hà Nội phải được xây dựng xứng đáng với vai trò vị trí là thủ đô của đất nước thống nhất. Ngày 20/9, Bộ Chính trị ra nghị quyết về quy hoạch, cải tạo và xây dựng thủ đô Hà Nội. Đây là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân thủ đô trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Các ngành kinh tế, xã hội đều ra quân với khí thế mới.

Về công nghiệp, hầu hết các xí nghiệp bị địch đánh phá đã được xây dựng lại, nhiều xí nghiệp được xây dựng mới hoặc mở rộng thêm. Sau chiến tranh, nhiều công nhân viên trở về tham gia sản xuất, đưa đội ngũ lao động công nghiệp Hà Nội lên hơn 10 vạn người.

Thành phố đưa công tác quản lý xí nghiệp từng bước đi vào nền nếp, xóa bỏ sự phân tán, không đồng bộ đồng thời gian tâm giáo dục đội ngũ công nhân. Nhờ vậy, năm 1976, giá trị tổng sản lượng công nghiệp thành phố đạt 1,4 tỉ đồng, tăng 49% so với năm 1973. Nhiều mặt hàng thiết yếu tăng hơn trước, một số mặt hàng mới được sản xuất. Ngành cơ khí đã sản xuất được máy công cụ, máy chuyên dùng. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất thu hút lao động; giá trị sản lượng năm 1976 tăng 35% so với năm 1973.

Để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ngành xây dựng cơ bản đã cố gắng phấn đấu đáp ứng những yêu cầu cấp bách của sản xuất và đời sống, nhất là nhu cầu về nhà ở.

Thành phố đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 1980, đạt bình quân 3m2/người, tích cực phát triển lực lượng xây dựng, quy hoạch một số khu nhà ở hoàn chỉnh - Trung Tự, Giảng Võ, Văn Chương, Khương Thượng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển xây dựng, vật liệu xây dựng phải đi trước một bước: ngành đã mở rộng, đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhiều xí nghiệp mới.

Tích cực trên mặt trận sản xuất

Trên mặt trận nông nghiệp, thành phố vừa mở rộng diện tích trồng rau, vừa đẩy mạnh thâm canh. Vùng chuyên canh rau tập trung hình thành trên địa bản 31 xã với trên 2.000 ha. Sản lượng rau năm 1976 đạt 13 vạn tấn, trong đó rau bán cho nhà nước 7 vạn tấn. Chăn nuôi lợn tiếp tục phát triển cả ba khu vực.

Năm 1976, sản lượng thịt bán cho nhà nước là 8.100 tấn. Các xí nghiệp nuôi gà được mở rộng, cung cấp 500 tấn thịt, và 10 triệu quả trứng. Sản lượng cá bán cho nhà nước là 2.000 tấn.

Để chủ động tưới tiêu, các huyện đã hoàn thành kế hoạch hoàn chỉnh thủy nông 2 năm, bảo đảm nước tưới cho 20.384ha. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường: các huyện đều có trạm máy nông nghiệp, các hợp tác xã đều có điện và cơ khí nhỏ. Sản lượng lương thực năm 1976 đạt 114.900 tấn. Năm 1975, Ban chỉ đạo tổ chức lại sản xuất của thành phố tiếp tục hoạt động tích cực nhằm bố trí lại sản xuất theo hướng chuyên canh, sản xuất lớn. Đến cuối năm, thành phố có 62 hợp tác xã quy mô toàn xã.

Đi đôi với bố trí tổ chức lại lao động tại chỗ, Hà Nội tiếp tục tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đưa dân đi xây dựng kinh tế mới, như ở hai tiểu vùng Nam Ban và Lán Tranh của Lâm Đồng. Năm 1976, Hà Nội đã đưa 2.500 lao động của hơn 300 hộ đi xây dựng cơ sở sản xuất ở Lâm Đồng, khai hoang được trên 550 ha.

Là cầu nối giữa sản xuất và đời sống, ngành thương nghiệp đã cố gắng tổ chức nắm nguồn hàng, trao đổi hàng hóa phục vụ nhân dân. Năm 1976, tổng giá trị và sản lượng đạt 131% kế hoạch. Ngành ăn uống tích cực phục vụ người lao động ăn sáng, ăn trưa, giải khát; ngành tài chính tích cực tích lũy vốn, quản lý chặt chẽ việc phân phối. Năm 1976, thu ngân sách địa phương tăng 46% so với năm 1973.

Kết hợp học tập với lao động sản xuất

Thành phố cũng rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Giáo dục phổ thông và bổ túc có bước phát triển mới. Năm học 1976 - 1977, số học sinh vào các lớp phổ thông, mẫu giáo, nhà trẻ đều tăng. Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp chú trọng vận dụng phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất.

Về Y tế, thành phố rất coi trọng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, kịp thời dập tắt một số dịch bệnh. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường.

Hoạt động văn hóa - thông tin đã tập trung cổ vũ phong trào lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Thành phố đã tổ chức cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới, góp phần xây dựng những tập quán tốt trong nhân dân. Phong trào văn nghệ quần chúng diễn ra sôi nổi trong khắp cơ quan, xí nghiệp trường học; những cuộc thi đua múa hát nhân các ngày lễ lớn đã thu hút hàng vạn người tham gia.

Thường vụ Thành ủy ra nghị quyết ngày 29/5/1976 về công tác quân sự địa phương với nhiệm vụ là nâng cao cảnh giác, làm thật tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự; xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang địa phương, thực hiện nghĩa vụ quân sự thời bình; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, nhằm đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Nguyễn Văn Tân

(trích từ sách Lược sử Hà Nội do chính tác giả biên soạn)

Phần 2: Tiếp tục quá trình xây dựng và bảo vệ vững chắc thủ đô (5/1977 – 2/1980)