• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội đầu tư gần 8.000 tỷ đồng phát triển bưu chính, viễn thông

(Chinhphu.vn) - Theo Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2020, định hướng tới năm 2030 vừa được phê duyệt, TP.Hà Nội sẽ phát triển ngành này theo hướng tự động hóa, tin học hóa, ngang tầm với các nước tiên tiến.

17/06/2013 17:12

Bản Quy hoạch hướng đến năm 2020, bưu chính Hà  Nội sẽ phát triển đa dạng hóa, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc bình quân với các nước trong khu vực.

Đồng thời, Hà Nội cũng sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến làm phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công trên toàn thành phố, duy trì hạ tầng 3G, phát triển công nghệ 4G, ngầm hóa hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị…

Bên cạnh đó, bản quy hoạch cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt 212 thuê bao di động/100 dân, internet băng rộng cố định là 25 thuê bao/100 dân, ngầm hóa (đường dây, cáp nối) 80-90% ở khu vực nội thành và 50-60% ngoại thành, toàn thành phố có 1.130 điểm phục vụ nhân dân về bưu chính, viễn thông…

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở TTTT Hà Nội cho biết, sẽ có 6 dự án được ưu tiên đầu tư từ nay đến 2020 gồm: Chuyển đổi công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hinh từ công nghệ tương tụ sang công nghệ số, hạ ngầm kết hợp chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tại các tuyến, phố; ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực Bưu chính; hạ tầng viễn thông thụ động mạng cố định, mạng di động và mạng internet.

Dự kiến tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch tới năm 2020 là 7.884 tỷ đồng. Để bảo đảm nguồn lực tài chính thực hiện dự án, Hà Nội dự kiến chi ngân sách 3.189 tỷ đồng; còn lại 4.695 tỷ đồng huy động từ nguồn doanh nghiệp và xã hội.

Thúy Hà