• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội kiến nghị có chính sách đặc thù, ưu tiên cho các dự án đang triển khai

(Chinhphu.vn) - TP. Hà Nội nêu các kiến nghị về tăng cường phân cấp, ủy quyền; áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản cho dự án Vành đai 4; các kiến nghị liên quan đến tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội và 7 tuyến chưa triển khai; phát triển nhà ở xã hội... để hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển giai đoạn 2020-2025.

06/05/2023 09:45
Hà Nội kiến nghị có chính sách đặc thù, ưu tiên cho các dự án đang triển khai - Ảnh 1.

Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trước buổi làm việc sáng 6/5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều công trình lớn, quan trọng đã hoàn thành, đưa vào khai thác

Báo cáo tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sáng 6/5, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, kết quả nổi bật là Hà Nội hoàn thành mục tiêu kép, vừa phòng, chống thành công dịch bệnh vừa phát triển kinh tế-xã hội; kinh tế phục hồi mạnh mẽ, hệ thống hạ tầng, nhất là các công trình về giao thông, giáo dục, y tế và tôn tạo di tích lịch sử được đẩy mạnh.

Nhiều công trình lớn, quan trọng đã hoàn thành, đưa vào khai thác hoặc đã khởi công như: Vận hành Đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh-Hà Đông. Trong năm 2023, dự kiến hoàn thành Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, vận hành tuyến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội; khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được chú trọng, bước đầu đã triển khai thực hiện hiệu quả, toàn diện Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Xây dựng và triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn Thành phố; Tổng kết thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô. An sinh xã hội được đảm bảo, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, Thành phố đã phối hợp tổ chức thành công các sự kiện lớn như SEA Games 31, Hội nghị Việt - Pháp..

Theo Chủ tịch TP. Hà Nội, trong nửa nhiệm kỳ còn lại, Thành phố tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy kết quả đạt được để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, đồng thời quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2020-2025.

Hà Nội kiến nghị có chính sách đặc thù, ưu tiên cho các dự án đang triển khai - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vành đai 4: Kiến nghị áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản

Liên quan đến Vành đai 4-Vùng Thủ đô, Chủ tịch TP. Hà Nội nêu 3 kiến nghị về các nội dung phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại Chủ trương đầu tư. 

Cụ thể như, cho phép tỉnh Hưng Yên phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại Chủ trương đầu tư. Đồng thời tổng hợp, gửi UBND TP. Hà Nội là cơ quan đầu mối để chủ trì tổng hợp các nội dung liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong trường hợp phát sinh các yếu tố dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án (nếu có).

Đối với các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công do UBND TP. Hà Nội là cơ quan chủ quản, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, cho phép TP. Hà Nội chủ động thực hiện điều hòa, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư giữa các Dự án thành phần trong trường hợp tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần vượt (có dự án tăng/giảm) nhưng tổng mức đầu tư của cả 2 dự án thành phần này không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư, được thực hiện đồng thời với việc thực hiện nội dung điều chỉnh chủ trương Dự án (nếu có).

Về triển khai dự án thành phần 3 (Dự án PPP), để giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc đối với việc triển khai các tiểu dự án trong dự án PPP, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thi công toàn tuyến bao gồm 03 cầu lớn (Hồng Hà, Mễ Sở và Hoài Thượng) và hệ thống đường song hành do 3 địa phương đồng loạt triển khai, Hà Nội kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương giao UBND TP. Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP và được giao Ban quản lý dự án chuyên ngành Thành phố là chủ đầu tư thực hiện tiểu Dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, tổ chức triển khai độc lập và song hành với dự án PPP do Nhà đầu tư thực hiện.

Về việc áp dụng cơ chế đặc thù của Dự án đường Vành đai 4, Chủ tịch Thành phố nêu đề nghị về việc cho phép nhà đầu tư dự án theo hình thức PPP và BOT (Dự án thành phần 3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như nhà thầu thi công dự án được quy định trong Nghị quyết số 56 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô.

Hà Nội nêu kiến nghị với các tuyến đường sắt đô thị

Đối với các tuyến đường sắt đô thị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, ngoài tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông (tuyến 2A) đang khai thác, tuyến Nhổn-ga Hà Nội hiện đang triển khai thi công, 7 tuyến còn lại (tuyến số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8) đều chưa được triển khai.

Vì vậy, TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội (đề xuất trong tháng 5/2023) và cho phép UBND Thành phố được thực hiện thanh toán từ nguồn vốn ứng trước của Ngân sách Thành phố để giải ngân thanh toán cho các nhà thầu, tư vấn của Dự án trong thời gian hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án và gia hạn các khoản vay ODA của Dự án.

Đối với Tuyến đường sắt đô thị số 5, (Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng Hòa Lạc), để bảo đảm việc cân đối nguồn lực trong việc thực hiện dự án, đề nghị xem xét, ưu tiên cho Thành phố sử dụng nguồn vốn từ nguồn ODA để đầu tư dự án.

Đối với Dự án đường sắt Hà Đông-Xuân Mai (Tuyến 2A kéo dài), kiến nghị cho phép nghiên cứu, triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến Hà Đông-Xuân Mai kéo dài, nối tiếp với đoạn Cát Linh-Hà Đông (đã hoàn thành) theo hướng sử dụng vốn ODA và bảo đảm đồng bộ về kỹ thuật, công nghệ.

Còn với Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 6, đoạn Nội Bài-Ngọc Hồi, TP. Hà Nội đề nghị sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới để nghiên cứu tiền khả thi dự án mà không gắn với dự án đầu tư. Việc xác định thức hình thức đầu tư cho dự án sẽ được đề xuất sau khi có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Đối với Dự án Tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội-tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, Dự án chưa triển khai thi công được các gói thầu chính về xây lắp và thiết bị, công tác giải phóng mặt bằng đạt khoảng 90%, hiện đang rà soát, cập nhật một số nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh theo vị trí ga C9 điều chỉnh để thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Vì vậy, Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xem xét đẩy nhanh quá trình cho ý kiến để hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong năm 2023.

Đối với Dự án Tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội-tuyến số 3.2 đoạn ga Hà Nội-Hoàng Mai, hiện nay việc xem xét, phê duyệt đề xuất dự án còn chậm trễ, kéo dài từ năm 2020 đến nay. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan thống nhất về nội dung giải trình của UBND Thành phố và cho phép được giải trình chi tiết ở các bước sau, để đẩy nhanh tiến độ việc triển khai Dự án. 

Đối với Đoạn đường sắt quốc gia Yên Viên-Ngọc Hồi (bao gồm cả cầu Long Biên), Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải bàn giao hồ sơ tài liệu cho TP. Hà Nội quản lý theo quy hoạch hệ thống mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để triển khai tuyến đường sắt đô thị số 01 tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng nêu các kiến nghị liên quan phát triển nhà ở xã hội, cũng như kiến về việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho TP. Hà Nội. 

Hà Nội cũng đang phối hợp Bộ Tư pháp xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi với 09 nhóm chính sách lớn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Thành phố 10 nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Gia Huy