• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội lên kế hoạch đầu tư nhiều tuyến đường sắt đô thị

(Chinhphu.vn) - Ngoài tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội sắp hoàn thành, nhiều đoạn tuyến đường sắt đô thị khác trong quy hoạch cũng đang được chuẩn bị đầu tư.

11/10/2018 15:54
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông đang chạy thử tàu toàn tuyến trước khi chạy thương mại. Ảnh: Vietnamnet
Bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã vạch ra 10 tuyến đường sắt trong khu vực trung tâm và kết nối đô thị vệ tinh.

Ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (Bộ GTVT) cho Báo Giao thông biết, ngoài hai tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội sắp hoàn thành, một vài tuyến khác theo quy hoạch cũng đang được chuẩn bị đầu tư.

Cụ thể, Hà Nội đang là chủ đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 2, trong đó có nhánh Thành phố đặt mục tiêu đến 2023 hoàn thành như đoạn nhánh Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (11,5 km). Hiện dự án đang được điều chỉnh và đã thu xếp đủ nguồn vốn. Nếu năm 2019 dự án được phê duyệt thì sẽ hoàn thành xây dựng năm 2023 - ông Hiếu cho biết.

Tuyến đường sắt số 1 nhánh Ngọc Hồi - Yên Viên dài 26 km đã được Bộ GTVT phê duyệt, cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật, và điều chỉnh phân kỳ đầu tư từ 2017 đến sau 2025. Theo Ban Quản lý dự án đường sắt (đại diện chủ đầu tư), hiện dự án đã giải phóng mặt bằng khoảng 80% mặt bằng khu tổ hợp depot, nhưng đang được nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến để kết nối với tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao Bắc - Nam. Dự kiến, tháng 5/2019 sẽ đấu thầu những gói thầu đầu tiên của dự án.

3 tuyến đường sắt đô thị khác cũng đang được nghiên cứu tiền khả thi gồm Văn Cao - Hòa Lạc (tuyến số 5), ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 8,7 km (tuyến số 3, với 8,13 km ngầm). Nếu suôn sẻ, các dự án trên có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018-2025 và có thể đưa vào vận hành, khai thác thương mại từ năm 2026./.

BT