• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội: Quy định rõ trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Ngày 18/7, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND “Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

19/07/2011 16:30
Theo Quy định này, các hành vi bị cấm trong rừng, ven rừng: đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu vực rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô, gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V; đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh, đốt nương rẫy, đồng ruộng trái phép trong rừng, ven rừng; xâm hại các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng và các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng. Đặc biệt, cấm các hành vi đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu.
Quy định này cũng nêu rõ trách nhiệm báo cháy, chữa cháy, tham gia chữa cháy rừng. Cụ thể, người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị: Chủ rừng, đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất, chính quyền địa phương sở tại, cơ quan kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan công an gần nhất; đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nơi gần nhất. Đồng thời theo Quy định này, các cơ quan gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố; Bộ Tư lệnh Thủ đô; Chi cục Kiểm lâm Hà Nội; các cơ quan thông tin đại chúng; UBND cấp huyện có rừng và đất lâm nghiệp; UBND cấp xã có rừng và đất lâm nghiệp; thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng cũng được phân công cụ thể trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Riêng chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân sống trong rừng và ven rừng có quyền ngăn chặn các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng; huy động lực lượng và phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia chữa cháy; được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, ưu đãi, ưu tiên vay vốn để đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Bên cạnh đó, các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân sống trong rừng và ven rừng phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định nội quy về phòng cháy, chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng theo thẩm quyền.... Đặc biệt, phải phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Thanh Bình