• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội: SXH ngoại thành tăng là do lây từ nội thành

(Chinhphu.vn) - Từ ngày 4-10/9, Hà Nội ghi nhận 2.325 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 1.244 trường hợp so với tuần cao điểm. Tuy nhiên, tại một số huyện ngoại thành số ca mắc lại tăng.

13/09/2017 12:00
Thời gian tới, công tác diệt bọ gậy và phun hoá chất tiếp tục được Hà Nội triển khai quyết liệt
Tại hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống SXH chiều 12/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết các quận, huyện trọng điểm về số ca bệnh SXH trước đây như Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Hoàng Mai, Ba Đình, Cầu Giấy... đã giảm từ 40-100 ca/tuần.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số quận, huyện như Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Bắc Từ Liêm, Phú Xuyên lại ghi nhận số mắc tăng từ 10-20 ca/tuần.

Theo ông Hạnh, số ca mắc SXH ở ngoại thành tăng là do người lao động mang bệnh từ nội thành về, cộng thêm bệnh nhân tại chỗ, nên số liệu tăng.

Cũng theo ông Hạnh, để giảm số ca mắc SXH ở các huyện ngoại thành, ngành y tế phải tập trung xử lý ổ dịch, có thể huy động lực lượng y tế ở xã khác vào xã có nhiều ổ dịch. Việc xử lý các ổ dịch này cần quyết liệt, nếu không, dù dịch đã có dấu hiệu chững lại, nhưng do thời tiết nắng, mưa thất thường, nguy cơ dịch lại bùng lên trong thời gian tới.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ rõ các yếu kém trong công tác phòng, chống SXH ở Hà Nội, đó là diệt bọ gậy và phun hoá chất chưa triệt để. Cụ thể, công tác xử lý ổ dịch có nơi chưa đúng quy định, nhiều dụng cụ chứa nước còn có ổ bọ gậy. Việc phun hoá chất mới chỉ tiến hành ở ngoài ổ dịch, trong nhà dân chưa được phun.

Thêm vào đó, đội xung kích hoạt động chưa đúng yêu cầu. Tổ giám sát không nói rõ kết quả giám sát. Chưa có hoạt động giao ban giữa đội xung kích và tổ giám sát.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết thêm qua giám sát tại 8 xã, phường của 8 quận, huyện, thì thấy nhiều nơi tỷ lệ phun hoá chất đạt rất thấp, số hộ gia đình còn ổ bọ gậy còn cao.

Cụ thể, tại phường Mai Động (quận Hoàng Mai), tỷ lệ phun hóa chất đạt 70% số hộ dân, 15% nhà còn sót ổ bọ gậy. Tại xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì), tỷ lệ phun hóa chất đạt 65% số hộ, 15% nhà còn sót ổ bọ gậy. Tại phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), tỷ lệ phun hóa chất đạt 55% số hộ, 40% nhà còn sót ổ bọ gậy. Tại phường Khương Trung (quận Thanh Xuân), tỷ lệ phun hóa chất đạt 80%, 15% nhà còn sót ổ bọ gậy…

Thời gian tới, công tác diệt bọ gậy và phun hoá chất tiếp tục được Hà Nội triển khai quyết liệt. Riêng đối với các huyện ngoại thành có số bệnh nhân bắt đầu tăng lên, tại mỗi ổ dịch cần huy động toàn bộ lực lượng y tế ở tất cả các xã để dập dịch, khống chế không để lây lan.

Để có những biện pháp phòng, chống bệnh SXH có hiệu quả, Bộ Y tế vừa thành lập hội đồng đánh giá toàn bộ công tác phòng, chống SXH ở Hà Nội gồm 20 giáo sư, chuyên gia, trong đó có sự tham gia của WHO, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Hội đồng đã họp nhằm xem xét, đánh giá toàn bộ công tác phòng, chống SXH trên địa bàn Thành phố để tiếp tục đưa ra các giải pháp.

PV