• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội tăng cường quản lý kinh doanh cầm đồ, cho vay

(Chinhphu.vn) - Loại hình kinh doanh tài chính, cầm đồ ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp.

03/12/2018 10:17
Công an Hà Nội tiếp tục siết chặt, xử lý nghiêm các vi phạm đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó có cầm đồ, kinh doanh tài chính. Ảnh minh họa
Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó Giám đốc Công TP. Hà Nội cho Báo CAND biết, sở dĩ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phát triển mạnh là do một bộ phận người dân, nhất là thanh thiếu niên không có công ăn việc làm ổn định, tham gia các tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá độ, lô đề, nghiện ma túy… nên phải đi vay nóng để trả nợ với lãi suất cao. Bên cạnh đó, một số ít người dân có hoàn cảnh khó khăn nhưng không có tài sản thế chấp, không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng nên phải đi “vay miệng” để trang trải cuộc sống.

Lợi dụng điều này, các đối tượng đã hình thành các ổ nhóm tội phạm tín dụng đen, hoạt động công khai hoặc núp dưới hình thức cầm đồ, hỗ trợ tài chính, thành lập các công ty để hoạt động kinh doanh tài chính, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Đối tượng cầm đầu thường đứng sau chỉ đạo nhằm trốn tránh sự chú ý của các cơ quan chức năng. Chúng sử dụng các đối tượng có tiền án, tiền sự, đầu gấu cộm cán để thực hiện các hành vi xiết nợ, đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích, cướp, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật khi “con nợ” không có điều kiện trả nợ.

Hoạt động của các đối tượng tội phạm ngày một diễn biến phức tạp, gia tăng kể cả số vụ, số đối tượng, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, phương thức thủ đoạn ngày cành tinh vi, manh động…

Siết chặt, xử lý nghiêm các vi phạm  

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 96/2016/NĐ-CP về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tính đến ngày 30/9/2018, Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho 1.037 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đồng thời giảm 403 cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính.

Từ tháng 10/2016 đến nay, Công an Hà Nội đã bắt, khởi tố 25 vụ án với 48 bị can, triệt phá 5 ổ nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động cho vay, rải họ, cầm đồ, bắt 16 đối tượng có liên quan.

Thời gian tới, Công an Hà Nội tiếp tục tham mưu với UBND Thành phố ban hành các văn bản, chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ; chủ động phối hợp các ban, ngành đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên truyền về các quy định của pháp luật trong dịch vụ kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Thông báo rộng rãi các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lợi dụng hoạt động này để người dân biết, cảnh giác, tố giác các hành vi vi phạm cho cơ quan chức năng, phối hợp với cơ quan công an trong quản lý và giám sát.

Đặc biệt, vận dụng kết hợp nhiều biện pháp từ các lực lượng hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường đến lực lượng quản lý hành chính nhằm siết chặt, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nói riêng, lợi dụng để hoạt động phạm tội.

Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tăng cường đấu tranh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bắt nguồn từ việc cho vay lãi, rải họ…

BT