• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội thực hiện bình ổn giá thị trường

(Chinhphu.vn) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc các địa phương tăng cường công tác bình ổn giá, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng, đến nay Hà Nội đã thực hiện 2 đợt tạm ứng vốn tổng cộng khoảng 400 tỷ đồng cho các doanh nghiệp để thực hiện cân đối cung cầu, đảm bảo dự trữ, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu.

12/11/2010 18:30


Các doanh nghiệp cam kết nỗ lực bình ổn giá cả trên thị trường

Trong tháng 10 thành phố đã tạm ứng vốn đợt 1 cho 13 doanh nghiệp với số tiền 350 tỷ đồng, lãi suất 0% để dự trữ 9 nhóm hàng thiết yếu phục vụ bình ổn giá trên địa bàn. Tháng 11/2010, Thành phố quyết định tạm ứng 50 tỷ đồng vốn đợt 2 cho 4 doanh nghiệp thực hiện dự trữ hàng 9 mặt hàng thiết yếu.

9 mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp dự trữ gồm: gạo trắng thường, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, dầu ăn, đường và rau củ.

Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá của thành phố cam kết giữ giá bán ổn định trong thời gian thực hiện chương trình và phải thấp hơn tối thiểu 10% so với giá thị trường khi thị trường có biến động cung cầu, giá cả hàng hóa.

Hiện mạng lưới phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia bình ổn đã có khoảng 388 điểm, trong đó, có 52 điểm tại hệ thống siêu thị, 25 điểm tại các cửa hàng chuyên doanh, các cửa hàng tiện ích, 72 điểm tại các chợ truyền thống, còn lại là các tại hệ thống các cửa hàng, đại lý khác. Các điểm bán hàng được phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố, tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

Công ty cổ phần Phân phối - bán lẻ VNF1 (Tổng Công ty Lương thực miền Bắc) được giao nhiệm vụ từ nay đến ngày 1/3/2011 phải bán gạo bình ổn với mức giá cố định. Công ty cũng phối hợp với các nhà phân phối bán gạo với giá bình ổn tại hơn 100 siêu thị, đại lý, cửa hàng tiện ích… bảo đảm số lượng, chủng loại. Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) cam kết không tăng giá 9 nhóm mặt hàng thiết yếu trong chương trình bình ổn giá,...

Tính đến tháng 10/2010, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Tổng công ty thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần rượu Anh Đào, Công ty bia Việt Hà, Công ty TNHH một thành viên điện cơ Thống Nhất tổ chức thực hiện được 20 phiên chợ với tổng doanh thu đạt gần 1,9 tỷ đồng ở địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội.

Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai các biện pháp bình ổn giá, mở nhiều điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn thành phố, nhất là vào dịp gần Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Mão 2011./.

Minh Minh