• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hạ tầng chuyển mình và kỳ vọng tăng tốc cho 'đầu tàu' kinh tế

(Chinhphu.vn) - Trong năm 2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công hàng loạt dự án giao thông, tạo chuyển biến về hạ tầng của "đầu tàu" kinh tế, đáp ứng sự chờ đợi của người dân suốt thời gian qua.

01/01/2023 14:19
TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 1.

Cầu Bưng nhìn từ trên cao

Sau 1 năm bị ngưng trệ vì dịch COVID-19 và cả một số lý do khác, năm 2022 này, nhiều dự án hạ tầng quan trọng ở TPHCM đã được triển khai mạnh mẽ với những bước ngoặt lớn.

Hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm

Kết thúc năm 2022, người dân TPHCM rất phấn khởi khi hàng loạt dự án như cầu Bưng, cầu Thủ Thiêm 2, mở rộng đường Đặng Thúc Vịnh, cải tạo kênh Nước Đen được hoàn thành đã giúp giảm đáng kể tình trạng tắc đường, tăng kết nối vùng.

Cách đây khoảng 2 tháng (giữa tháng 10/2022), TPHCM tổ chức thông xe nhánh cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương nối quận Bình Tân và Tân Phú trên trục đường Lê Trọng Tấn, thay thế cây cầu hiện hữu nhỏ hẹp, xuống cấp trầm trọng, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và nối kết liên vùng trong khu vực Tây Bắc Thành phố.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 2.

Dự án mở rộng đường Đặng Thúc Vịnh giúp kết nối giao thông khu vực, cải thiện tình trạng ngập nước, chỉnh trang đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện Hóc Môn và khu vực

Nằm trong mạng lưới giao thông khu vực cửa ngõ Tây Bắc Thành phố, dự án mở rộng đường Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9, huyện Hóc Môn) hoàn thành và đưa vào khai thác ngày 26/4.

Đoạn nâng cấp dài hơn 5 km, mặt đường được mở rộng lên 30 m từ nút giao Tô Ký đến Lê Văn Khương, thuộc hai xã Đông Thạnh và Thới Tam Thôn. 

Dự án giúp kết nối giao thông khu vực, cải thiện tình trạng ngập nước, chỉnh trang đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện Hóc Môn và khu vực.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 3.

Dự án tuyến đường song hành đại lộ Võ Văn Kiệt, Quận 1 có tổng kinh phí 71 tỷ đồng, hoàn thành sau một năm xây dựng

Cũng trong ngày 26/4, TPHCM tổ chức thông xe tuyến đường song hành đại lộ Võ Văn Kiệt, Quận 1. Dự án có tổng kinh phí 71 tỷ đồng, hoàn thành sau một năm xây dựng. Đây là tuyến đường mới, dài hơn 600 m, rộng 7 m, đi dưới cầu Calmette bên bờ kênh Tàu Hủ kết nối đường Nguyễn Thái Học đến đường Pasteur.

Tuyến đường mới này giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại giao lộ Võ Văn Kiệt - Ký Con.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 4.

Cầu Ba Son - biểu tượng mới trên sông Sài Gòn - Ảnh: VGP

Cũng năm 2022, trong số nhiều dự án giao thông hoàn thành và đưa vào khai thác trên địa bàn Thành phố, nổi bật là công trình cầu Thủ Thiêm 2 (nối TP. Thủ Đức và Quận 1). Cầu dài gần 1,5 km, với 6 làn xe, được xem là biểu tượng mới của TPHCM.

Công trình khởi công từ năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng - kinh phí lớn nhất trong các cây cầu tại TPHCM đến thời điểm này. Dự án hoàn thành sau 7 năm thi công.

Tại kỳ họp thứ 8, HĐND TPHCM khoá X đã quyết định đặt tên cho cây cầu này là cầu Ba Son.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 5.

Dự án nâng cấp, cải tạo kênh Nước Đen ở quận Bình Tân, góp phần thay đổi bộ mặt, cảnh quan và môi trường dọc hai bờ

Trong năm 2022, TPHCM cũng đã hoàn thành dự án nâng cấp, cải tạo kênh Nước Đen ở quận Bình Tân, góp phần thay đổi bộ mặt, cảnh quan và môi trường dọc hai bờ.

Kênh Nước Đen chảy qua khu vực phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) nhiều năm qua là điểm đen về ô nhiễm môi trường. Tháng 4/2020, dự án nâng cấp, cải tạo đường và kênh (đoạn từ cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương) khởi công và hoàn thành sau 2 năm.

Dự án dài 1,4 km, rộng 40 m, bao gồm cả mặt đường, vỉa hè và lòng kênh. Sau khi cải tạo, lòng kênh được nạo vét, hai bên bờ được kè lại chắc chắn, lắp lan can cao hơn 1,5 m và làm vỉa hè rộng gần 1 m cho người đi bộ.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 6.

Lãnh đạo TPHCM tham dự buổi chạy thử tuyến Metro số 1 đoạn trên cao - Ảnh: VGP

Một sự kiện được người dân mong chờ trong những ngày cuối năm là tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy thử đoạn trên cao dài hơn 8 km, từ ga Suối Tiên đến ga Bình Thái, TP. Thủ Đức.

Đây là lần đầu Metro số 1 chạy thử ở tuyến chính, sau khi toàn bộ 17 đoàn tàu thuộc dự án được đưa về TPHCM hồi tháng 5. 

Tuyến Metro số 1 dài gần 20 km, từ ga Bến Thành (Quận 1) đến depot Long Bình (TP. Thủ Đức) với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Toàn dự án hiện đạt khoảng 93% khối lượng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 7.

Lễ khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Khởi công hàng loạt dự án vào những ngày cuối năm

Trong tháng 12/2022, TPHCM đã khởi công hàng loạt dự án. Nổi bật nhất là dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất dự kiến thi công trong 24 tháng, hoàn thành và chạy thử vào cuối năm 2024. Dự án có tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (chiếm 30%).

Sau khi hoàn thành, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ khai thác 90% chuyến bay nội địa, 10% chuyến bay quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ khai thác 10% chuyến bay nội địa, 90% chuyến bay quốc tế.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 8.

Ngoài mục tiêu kết nối trực tiếp với Nhà ga T3, dự án còn tạo ra một tuyến đường mới song hành và giảm tải cho các tuyến đường Cộng Hòa, Trường Chinh hiện hữu - Ảnh: VGP

Cùng với dự án này, trong ngày 24/12, tại công viên Hoàng Văn Thụ, Thành phố tổ chức khởi công dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, quận Tân Bình.

Dự án có tổng mức đầu tư 4.848 tỷ đồng. Ngoài mục tiêu kết nối trực tiếp với Nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án còn tạo ra một tuyến đường mới song hành và giảm tải cho các tuyến đường Cộng Hòa, Trường Chinh hiện hữu, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất, đặc biệt là sau khi Nhà ga hành khách T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm được đưa vào hoạt động cuối năm 2024.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 9.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh có tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng - Ảnh: VGP

Vào những ngày cuối năm 2022 (27/12), TPHCM tổ chức Lễ khởi công dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh. Dự án có tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối tiếp giáp tỉnh Long An với tổng chiều dài toàn tuyến 6,92 km, mặt cắt ngang 34 m (tương đương 6 làn xe) cùng hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng và hào kỹ thuật theo quy định. Dự án có mục tiêu tăng cường năng lực khai thác tuyến Quốc lộ 50 liên kết TPHCM với Long An và các tỉnh miền Tây.

Tạo đột phá về hạ tầng trong năm 2023

Hoàn thành tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), khởi công dự án đường Vành đai 3, hoàn thiện hồ sơ để triển khai Vành đai 2, Vành đai 4, cao tốc TPHCM - Mộc Bài, cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ là mục tiêu TPHCM đặt ra trong năm 2023 để sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, năm 2023, Thành phố sẽ khánh thành tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đến tháng 3/2023, sẽ chạy thử toàn tuyến trước khi đưa vào vận hành thương mại.

Ngoài tuyến Metro số 1, TPHCM sẽ hoàn thiện 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đường Lương Định Của; tỉnh lộ 8; nút giao Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ.

TPHCM: Tạo chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023 - Ảnh 10.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 (cầu Ba Son) - Ảnh: VGP

Trong năm tới, Thành phố sẽ khởi công gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) để chuẩn bị mặt bằng đến năm 2025 khởi công tuyến Metro này.

Đối với dự án khép kín đường Vành đai 2, hiện tại Thành phố đã hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị đầu tư, tuy nhiên do hai đoạn của đường Vành đai 2 có vốn đầu tư lớn nên Thành phố đang cân đối nguồn vốn.

Với dự án đường Vành đai 4, Thành phố đang chuẩn bị hồ sơ, trong tháng 12/2022, sẽ họp thống nhất với các tỉnh, thành phố có dự án đi qua để triển khai. Dự kiến, tháng 5/2023, sẽ báo cáo để Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Còn một số dự án quan trọng khác như cao tốc TPHCM - Mộc Bài; cao tốc TPHCM - Chơn Thành, ông Mãi cho biết Thành phố đang xem xét bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng, còn vốn xây lắp là vốn của nhà đầu tư.

Song song với việc đầu tư các dự án đường bộ, TPHCM sẽ đầu tư cho giao thông đường thủy như nâng tĩnh không cầu Bình Triệu, cầu Bình Phước để vận tải đường thủy thông suốt, giúp "chia lửa" cho đường bộ.

Một loạt dự án hạ tầng giao thông chuẩn bị được khởi công hứa hẹn sẽ sớm gỡ "nút thắt" về hạ tầng, giải phóng các nguồn lực, tạo điều kiện cho "đầu tàu" kinh tế tăng tốc. 

Vũ Phong