• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Tĩnh phục hồi, quản lý rừng phòng hộ

(Chinhphu.vn) – Tỉnh Hà Tĩnh sẽ triển khai việc phục hồi, quản lý bền vững rừng phòng hộ từ nay đến năm 2021 trên địa bàn 14 xã thuộc 4 huyện và 4 Ban quản lý rừng phòng hộ với kinh phí khoảng 196,9 tỷ đồng.

15/08/2012 14:31

Ảnh minh họa

Cụ thể, 14 xã gồm: xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Quan, Cẩm Thạch (huyện Cẩm Xuyên), trên lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên; xã Cẩm Thạch thuộc huyện Cẩm Xuyên, trên lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Hà; xã Cổ Đạm, Xuân Lĩnh, Xuân Viên, Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân); xã Thiên Lộc, Thuần Thiện (huyện Can Lộc), trên lâm phận của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh; xã Sơn Lâm, Sơn Tiến và Sơn Lễ (huyện Hương Sơn), trên lâm phận của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Ngàn Phố.

Dự án này sẽ đầu tư cho bảo vệ, phát triển và cải thiện rừng phòng hộ với diện tích 6.289 ha. Trong đó, bảo vệ rừng hiện có 4.010 ha, trồng mới 1.339 ha, trồng nâng cấp rừng trồng hiện có 940 ha.

Mục tiêu tổng thể của dự án là quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn; thực hiện các biện pháp kỹ thuật phát triển rừng trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng lợi thế từ rừng, đất lâm nghiệp và lao động trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng.

Đồng thời, từng bước ổn định lâm phận, tăng cường khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng vùng dự án, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế và tăng thu nhập cho người lao động nghề rừng, góp phần xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã hưởng lợi; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng…

Thanh Châu