• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hải Phòng có thành phố trực thuộc thành phố

(Chinhphu.vn) - Theo Nghị quyết 1232/NQ-UBTVQH15, thành phố Thủy Nguyên sẽ trở thành thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng từ ngày 1/1/2025.

05/11/2024 12:11
Hải Phòng có thành phố trực thuộc thành phố- Ảnh 1.

Huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1232/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 – 2025.

Thành phố Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng

Nghị quyết điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 7,27 km2 của phường Đông Hải 1, quận Hải An để nhập vào xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên.

Sau khi điều chỉnh, quận Hải An có diện tích tự nhiên 97,64 km2 và quy mô dân số 144.256 người; có 8 phường, gồm: Cát Bi, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải, Thành Tô và Tràng Cát. 

Huyện Thủy Nguyên có diện tích tự nhiên là 269,10 km2 và quy mô dân số là 397.570 người; xã Thủy Triều có diện tích tự nhiên là 18,99 km2 và quy mô dân số là 13.901 người.

Thành phố Thủy Nguyên được thành lập trên cơ sở toàn bộ huyện Thủy Nguyên sau khi điều chỉnh.  

Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Thủy Nguyên cũng được sắp xếp, thành lập lại. Sau khi sắp xếp, thành phố Thủy Nguyên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 phường: An Lư, Dương Quan, Hoa Động, Hòa Bình, Hoàng Lâm, Lập Lễ, Lê Hồng Phong, Lưu Kiếm, Minh Đức, Nam Triệu Giang, Phạm Ngũ Lão, Quảng Thanh, Tam Hưng, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Hà, Trần Hưng Đạo và 04 xã: Bạch Đằng, Liên Xuân, Ninh Sơn, Quang Trung.

Thành lập quận An Dương

Đồng thời, huyện An Dương trở thành quận An Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 78,96 km2 và quy mô dân số 171.227 người sau khi điều chỉnh theo quy định. 

Sau khi sắp xếp quận An Dương có 10 phường gồm: An Đồng, An Hải, An Hòa, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn và Tân Tiến.

Nghị quyết cũng sắp xếp, thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng. Sau khi sắp xếp, Quận Hồng Bàng có 10 phường, gồm: An Hồng, An Hưng, Đại Bản, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Minh Khai, Phan Bội Châu, Quán Toan, Sở Dầu và Thượng Lý.

Ngoài ra, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm 18 xã và 01 thị trấn; huyện Vĩnh Bảo có 20 đơn vị hành chính cấp xã gồm 19 xã và 01 thị trấn; huyện Kiến Thụy có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 xã và 1 thị trấn; quận Ngô Quyền có 8 phường; quận Lê Chân có 7 phường và quận Kiến An có 7 phường.

Nghị quyết trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Như vậy, từ ngày 1/1/2025, thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 quận, 6 huyện và 1 thành phố; 167 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 79 phường, 7 thị trấn và 81 xã.

Được biết, thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 2 có thành phố trực thuộc thành phố, sau Thành phố Hồ Chí Minh có thành phố Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng phù hợp thực tiễn và xu thế phát triển của thành phố; tạo điều kiện tập trung được các nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung mở rộng sản xuất, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế; tiết kiệm chi cho ngân sách, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công chức và nhân dân; đảm bảo quốc phòng; giữ vững trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

Phương Nhi