• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hải quan Bình Dương nỗ lực ổn định nguồn thu những tháng cuối năm

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh khó khăn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, Cục Hải quan Bình Dương đã và đang kịp thời có các biện pháp nhằm ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.

31/10/2022 19:06
Hải quan Bình Dương nỗ lực ổn định nguồn thu những tháng cuối năm - Ảnh 1.

Công chức Hải quan Thủ Dầu Một, Cục Hải quan Bình Dương hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: T.D

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng thu

Trong 9 tháng năm 2022, tình hình xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn tỉnh Bình Dương tương đối ổn định mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của dịch COVID -19. Tính đến ngày 15/9, đã có 6.579 doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Bình Dương với tổng trên 1,3 triệu tờ khai. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương trong 9 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 18,5 tỷ USD, giảm 3,08%, thặng dư thương mại đạt hơn 8,5 tỷ USD.

Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Trần Hiệu cho biết, do một số chính sách thuế được điều chỉnh tăng, mức thuế một số mặt hàng sản xuất chủ lực tăng đã giúp cho nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm được kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, nguồn thu đến từ các doanh nghiệp địa phương khác về Bình Dương làm thủ tục hải quan; truy thu và xử phạt vi phạm hành chính từ công tác kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu trên địa bàn… từ đó, khiến các nguồn thu nộp ngân sách tại đơn vị tăng.

Cục Hải quan Bình Dương cũng đã tập trung triển khai các quy định, quy trình, thủ tục, tổ chức xây dựng các kế hoạch, phương án, đề án và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giám sát hải quan theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các dòng chảy thương mại, chuỗi cung ứng, đặc biệt quan tâm đến công tác thu, chống gian lận xuất xứ… Nhờ vậy, số thu ngân sách tính đến 15/9/2022 đạt 14.626 tỷ đồng, tăng 76,9% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Điển hình một số mặt hàng chủ lực có nguồn thu tăng như: mặt hàng kim loại thường khác tăng 220 tỷ đồng (tăng 23%) so với cùng kỳ năm trước, nhóm hàng này hiện chiếm tỷ trọng 9% trong tổng thu. Mặt hàng sản phẩm hóa chất tăng 135 tỷ đồng (tăng 14%) so với cùng kỳ năm trước, nhóm hàng này hiện chiếm tỷ trọng 8% trong tổng thu. Mặt hàng hóa chất tăng 200 tỷ đồng (tăng 22%) so với cùng kỳ năm trước, nhóm hàng này hiện chiếm tỷ trọng 8% trong tổng thu.

Bên cạnh đó, do chính sách thuế nhập khẩu thay đổi Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/4/2021 nên một số sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu, phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu ngay. Điều này khiến số thu tuyệt đối từ loại hình này của đơn vị tăng khoảng 460 tỷ đồng.

Đạt được kết quả trên còn kể đến yếu tố đơn vị đã thực hiện tốt công tác tiếp xúc hỗ trợ doanh nghiệp mới đến làm thủ tục, doanh nghiệp làm thủ tục nơi khác về làm thủ tục tại Hải quan Bình Dương đã góp phần tăng thu hơn 101 tỷ đồng. Song song đó, Cục Hải quan Bình Dương thực hiện tốt công tác kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu trên địa bàn, kết quả phát hiện 585 vụ vi phạm, tăng 304 vụ so với cùng kỳ 2021. Số tiền truy thu và xử phạt vi phạm hành chính khoảng 53 tỷ đồng.

Ổn định nguồn thu

Nhận định về hoạt động XNK của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm, lãnh đạo Cục Hải quan Bình Dương cho rằng, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của dịch COVID -19 trên toàn cầu, chính sách “Zero Covid” ở Trung Quốc làm gián đoạn giao thông vận tải đường biển, thiếu container rỗng và thiếu nguồn cung nguyên vật liệu toàn cầu. Bên cạnh đó, chi phí logistics tăng cao đột biến do giá xăng dầu, khí đốt bị tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hàng hoá giảm gần 7% so với cùng kỳ và tổng kim ngạch XNK chịu thuế giảm hơn 4% so cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, ngoài thị trường Mỹ, nhiều thị trường khác trong khối châu Âu cũng đang đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Điều này đã tác động lớn đến xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam sang thị trường này cũng như ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất đồ gỗ. Tác động này đã khiến kim ngạch XNK mặt hàng gỗ, nguyên phụ liệu gỗ giảm thu trên 131 tỷ đồng (giảm hơn 20%) so cùng kỳ năm trước.

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh Cục Hải quan Bình Dương, hiện các Tổ tiếp xúc doanh nghiệp thuộc các chi cục Hải quan đang triển khai tiếp xúc, làm việc với doanh nghiệp có hoạt động XNK gỗ, dệt may, da giày, điện tử... có số thu lớn thuộc địa bàn phụ trách để trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp nhằm có phương án hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Cục Hải quan Bình Dương cũng đã tiến hành đo thời gian giải phóng hàng tại 3 Chi cục Hải quan trực thuộc gồm: Chi cục Hải quan Sóng Thần, Chi cục Hải quan Thủ Dầu Một, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Mục đích của công tác đo thời gian giải phóng hàng nhằm đánh giá thời gian trung bình làm thủ tục hải quan của các Chi cục Hải quan trực thuộc để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục đảm bảo việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được nhanh chóng, thuận lợi, đúng thời gian quy định.

Song song với công tác tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đơn vị cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm, nhằm khống chế nợ thuế xuống mức thấp nhất và phấn đấu thu nộp ngân sách nhà nước ở mức cao nhất. Trong đó, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý và thu hồi nợ đọng thuế.

Ngày 4/10 vừa qua, Cục Hải quan Bình Dương và Cục Thuế Bình Dương đã ký kết quy chế thống nhất các nội dung phối hợp trong đấu tranh phòng, chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng; phối hợp thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế, hải quan; phối hợp xử lý những vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý hải quan, quản lý thuế.

Thực hiện Công điện số 05/CĐ-BTC ngày 30/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý điều hành giá, Cục Hải quan quan Bình Dương yêu cầu các chi cục trực thuộc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội; tổ chức kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ...

T.D