• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hải quân Nga có siêu tàu ngầm mới

(Chinhphu.vn) - Chiều dài của tàu ngầm này là 170 mét, chiều rộng - 13,5 mét, mớn nước - 24.000 tấn, có thể mang 16 tên lửa đạn đạo.

23/12/2014 19:00

Đài tiếng nói nước Nga vừa loan tin chiếc tàu ngầm hạt nhân "Vladimir Monomakh" đã được chính thức đưa vào thành phần Hải quân Nga. Đây là con tàu thứ ba thuộc đề án tàu tên lửa chiến lược "Borey".

Trước đó, hai trong số những con tàu ngầm hùng dũng này đã được vận hành thành công. Cụ thể, tàu chỉ huy “Yury Dolgoruk” trong nhóm tàu của Hạm đội Biển Bắc; tàu ngầm “Aleksandr Nevsky” thuộc phiên chế của Hạm đội Thái Bình Dương. Tàu ngầm tên lửa "Vladimir Monomakh" cũng tham gia nhóm của Hải quân Nga trên Thái Bình Dương.

Theo bài báo, đây là những tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư, có tính năng kỹ thuật độc đáo và vượt trội không gì sánh bằng.

Dẫn lời ông Konstantin Sivkov Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị, bài báo cho biết, năm 2012, người Mỹ trong suốt một tháng đã không thể phát hiện thấy tàu ngầm Nga "Tsuka" ngay ở bờ biển nước mình. Tuy nhiên nếu so với "Tshuka" tàu ngầm "Vladimir Monomakh" có thể gọi là vô hình.

Chiều dài của tàu ngầm đề án “Borey” là 170 mét, chiều rộng - 13,5 mét, mớn nước - 24.000 tấn.

Các con tàu của đề án "Borey" có thể mang 16 tên lửa dùng nhiên liệu rắn đạn đạo liên lục địa trên biển R-30 "Bulava-30", cũng như ngư lôi và ngư lôi-tên lửa.

Ngay từ đầu chế tạo loạt tàu của đề án "Borey" đã định hướng tập trung vào các phụ tùng linh kiện do Nga chế tạo. Mọi thiết bị kỹ thuật điện tử đến từng chi tiết nhỏ đều là của Nga.

Bên cạnh đó, khi thiết kế các kỹ sư đã loại bỏ cánh quạt truyền thống. Tàu ngầm Yury Dolgoruky là tàu ngầm hạt nhân Nga đầu tiên có động cơ hydrojet.

Nhờ, động cơ thủy lực công suất lớn, con tàu không những có thể đạt được tốc độ cao, mà còn duy trì một trong các đặc tính của tàu ngầm là chạy êm không gây tiếng động.

Đồng thời, con tàu còn được trang bị hệ thống máy tính mạnh. Công nghệ kỹ thuật số đã giảm số lượng nhân viên xuống còn 40%. Theo đó, tàu Borey chỉ có 100 người đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ khó khăn nhất. Mỗi một nhân viên đều trải qua chương trính đào tạo kỹ thuật và tâm lý đặc biệt.

Cuối tháng 10 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân “Yury Dolgoruk” đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava. Đây là loại tên lửa ba tầng sử dụng nhiên liệu rắn tân tiến nhất của Nga được trang bị trên  các tàu ngầm.

Các chuyên gia quân sự cho rằng với tốc độ phát triển kỹ thuật hiện nay, tính năng mới mẻ của tàu ngầm sẽ còn đắc dụng lâu dài. Borey sẽ là vũ khí hiệu quả trong nhiều thập kỷ tới. Theo kế hoạch, đến năm 2020, trong đội hình chiến đấu của hạm đội Nga sẽ có 8 chiếc tàu ngầm loại này.

Trong năm qua, bên cạnh việc hạ thủy các tàu ngầm tên lửa chiến lược tân tiến; thử tên lửa đạn đạo, đóng thêm chiến hạm mới; gia tăng các cuộc tập trận hải quân… nước Nga đang lấy lại vị thế đại cường quốc hàng hải.

PV