• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hạn chế thiệt hại thiên tai: Kinh nghiệm từ Nhật Bản

(Chinhphu.vn) - Hôm nay (28/11), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) tổ chức hội thảo "Đối thoại hợp tác quản lý thiên tai Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 12: Phương pháp tiếp cận mới để giảm lũ lụt sử dụng thông tin rủi ro".

28/11/2024 19:17
Hạn chế thiệt hại thiên tai: Kinh nghiệm từ Nhật Bản- Ảnh 1.

Các phương án để ngăn chặn thiên tai ngay từ đầu luôn là ưu tiên

Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, từ đó đưa ra được các giải pháp giúp hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo những nghiên cứu gần đây, các thảm họa thiên tai đang tiếp tục gia tăng với tần suất thường xuyên hơn và có cường độ mạnh hơn không chỉ ở các quốc gia châu Á mà trên phạm vi toàn cầu. Thiệt hại bởi thiên tai cũng ngày càng lớn, không chỉ ở những khu vực đang phát triển, mà còn ở cả những nơi có hạ tầng cơ sở hoàn thiện hơn.

Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Việt Nam là đất nước chịu tổn thương bởi nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Thời gian mưa lũ hàng năm phổ biến từ 15/6 - 31/10 (Bắc bộ) từ 1/7 - 30/11 (khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh), từ 1/9 - 15/12 (khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận), từ 15/6 - 30/11 (khu vực Ninh Thuận, Tây Nguyên và Nam bộ).

Đánh giá khó khăn lớn nhất trong phòng chống thiên tai, đặc biệt là lũ lụt tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho rằng, phòng chống lũ lụt là một nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương bởi phạm vi ảnh hưởng rất rộng, trải dài trên nhiều tỉnh và vùng miền khác nhau. Để thực hiện hiệu quả công tác này, cần tích hợp các biện pháp phòng chống lũ vào quy hoạch của từng ngành, từng địa phương. Điều này giúp đưa ra các giải pháp toàn diện nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, thách thức lớn nhất hiện nay là nguồn lực thực hiện còn hạn chế, trong khi việc xây dựng các công trình hạ tầng như khu đô thị, đường, cầu cống vẫn chưa chú trọng đến rủi ro thiên tai. Các công trình này không chỉ thiếu an toàn mà còn có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt, như việc xây cầu không tính đến thoát lũ hoặc thiết kế đường cao tốc không hợp lý, dẫn đến ngập lụt cục bộ tại các khu vực lân cận.

Theo ông Tùng, Nhật Bản là một quốc gia có kinh nghiệm quy hoạch hiệu quả và công nghệ tiên tiến với hệ thống cảnh báo lũ lụt chi tiết, thiết bị đo lường chính xác cao nhưng giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, phía Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản trong phát triển các khu sơ tán quy mô lớn tại các sân vận động hoặc công trình công cộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong tình huống khẩn cấp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp quản lý nguồn nước với ứng phó thiên tai một cách hiệu quả.

Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, trong bối cảnh này, sự kiện là cơ hội để các chuyên gia, nhà quản lý Việt Nam - Nhật Bản cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, từ đó đưa ra được các giải pháp giảm thiểu rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đặc biệt là đối với lũ lụt, sạt lở đất.

Về ứng dụng công nghệ số trong phòng chống thiên tai tại Việt Nam, đây là một hướng đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Việc xây dựng các công cụ hỗ trợ và cơ sở dữ liệu về thiên tai sẽ giúp truyền tải thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng và người dân. Tuy nhiên, cần tập trung đầu tư vào kỹ thuật, nâng cấp hệ thống và phát triển các giải pháp công nghệ phù hợp để ứng dụng hiệu quả trong thực tế.

Ông Ishikawa Shin, Trợ lý Thứ trưởng, Thư ký Bộ trưởng Bộ MLIT Nhật Bản cho biết, Nhật Bản rất coi trọng việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước khi thiên tai xảy ra, bởi vì một khi thiên tai đã xảy ra thì thường là quá muộn để ứng phó hiệu quả. Vì vậy, các phương án để ngăn chặn ngay từ đầu luôn là ưu tiên. Các giải pháp phòng ngừa thiên tai được chia thành hai nhóm chính gồm giải pháp công trình như hoàn thiện hệ thống đê điều, đập thủy lợi và các hạ tầng liên quan; và giải pháp phi công trình gồm các biện pháp di dời dân cư và những hoạt động khác liên quan đến quản lý rủi ro.

"Đối với hạ tầng, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần tập trung đầu tư vào việc nâng cấp hệ thống công trình phòng chống thiên tai để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển các kế hoạch phù hợp để áp dụng trong thời gian tới", ông Ishikawa cho biết.

Đỗ Hương