• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

'Hạn chế việc chuyển đơn thư nhiều lần, lòng vòng'

(Chinhphu.vn) - Các đại biểu Quốc hội yêu cầu hạn chế việc chuyển đơn thư nhiều lần, lòng vòng, nhất là các đơn thư đã hết thẩm quyền giải quyết mà vẫn khiếu nại nhiều lần; xây dựng phần mềm trong đề án chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ dữ liệu quản lý đơn thư…

22/11/2023 12:01
'Hạn chế việc chuyển đơn thư nhiều lần, lòng vòng'- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận nội dung phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023

Phát biểu kết luận nội dung phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, sáng 22/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, phiên họp đã có 5 lượt ý kiến phát biểu, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã giải trình, báo cáo làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu. 

Các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với các báo cáo, cho rằng nội dung các báo cáo đã phản ánh, đánh giá đầy đủ tình hình tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội trong kỳ báo cáo.

Quốc hội ghi nhận, đánh giá công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển KT-XH cả nước và từng địa phương. 

Đại biểu Quốc hội cũng cơ bản nhất trí với đánh giá về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, phân tích, làm rõ thêm tình hình, kết quả thực hiện. 

Cùng với đó đề nghị Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân.

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội cũng thống nhất với những nhóm giải pháp và kiến nghị thêm các giải pháp khác để khắc phục các tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới. 

Cụ thể, cần tuyên truyền cho người dân hiểu và tạo sự đồng thuận, hướng dẫn cung cấp thông tin vụ việc với đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan Quốc hội để hạn chế việc chuyển đơn thư nhiều lần, lòng vòng, nhất là các đơn đã hết thẩm quyền giải quyết mà vẫn khiếu nại nhiều lần; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ dữ liệu quản lý đơn thư…

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Tổng thư ký Quốc hội sẽ tập hợp đầy đủ ý kiến của đại biểu để gửi đến Chính phủ và các cơ quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội để đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp.

Hải Liên