• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàn Quốc: Dân số Seoul đang “già” đi

Số liệu thống kê của chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 7/4 cho biết, dân số thành phố Seoul (Hàn Quốc) đang có xu hướng “già” đi.

09/04/2011 14:15

C ơ cấu dân số dịch chuyển từ trẻ sang già tại Seoul (Hàn Quốc) (Ảnh: Internet)


Theo báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, tính đến tháng 12/2010 số người cao tuổi tại Seoul trên 1 triệu chiếm 9,7% dân số thành phố, tăng 6,3% so với năm 2009. Tuy nhiên, số người dưới 15 tuổi là 1,4 triệu người, giảm 4,4%; số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi là 7,8 triệu người, giảm 1,2%.

Chính vì thế, dân số của thành phố Seoul có xu hướng chuyển từ cấu dân số "trẻ" sang cơ cấu dân số "già". Đây cũng là xu hướng tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada… khiến các quốc gia phải điều chỉnh các chính sách, kế hoạch về an sinh xã hội, chăm sóc người cao tuổi...

Sự “lão hóa” của dân số tại Seoul nằm ngoài dự đoán của chính phủ Hàn Quốc, sẽ là gánh nặng rất lớn đối với chính quyền thành phố trong tương lai. Dân số già hóa sẽ khiến cho các nhu cầu về y tế, phương tiện giao thông, nhà ở, các dịch vụ phúc lợi và những tiện nghi cơ bản tăng lên, đồng thời lực lượng lao động và số người nộp thuế giảm xuống, làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và giới hạn nguồn cung cấp nhân lực, tuổi thọ của người dân ngày càng cao, trong đó nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam giới. Các vấn đề liên quan đến mất sức lao động, bệnh tật và số người cao tuổi sức yếu tăng lên.

Theo báo cáo năm 2010, Chính quyền thành phố Seoul cho biết sẽ chi khoảng 1,3 triệu USD cho trên 2 triệu người già nhằm giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội trong thời gian từ nay cho đến năm 2030. Tuy nhiên với tốc độ lão hóa của dân số Seoul như hiện nay thì chi phí cho các vấn đề phúc lợi xã hội của chính quyền thành phố sẽ tăng cao.

Do đó, Chính quyền thành phố và Chính phủ cần phải có kế hoạch nhằm giải quyết và khắc phục tình trạng này như cung cấp cho người già những công việc thích hợp, kéo dài tuổi lao động, đồng thời xem xét lại hệ thống bảo đảm thu nhập hưu trí thông qua một số biện pháp như phát triển hệ thống đa trụ cột và thực hiện cải cách an sinh xã hội…