• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàn Quốc vươn lên từ “Kỳ tích Sông Hàn”

(Chinhphu.vn) - 60 năm sau khi chiến tranh kết thúc trên bán đảo Triều Tiên (1953-2013), CHDCND Triều Tiên ở miền Bắc và Đại Hàn Dân quốc ở miền Nam, đã thực hiện 2 hai hướng đi khác nhau.

28/07/2013 09:22

 Trong khi CHDCND Triều Tiên xây dựng lực lượng quân sự, thì Hàn Quốc đã đưa đất nước trở thành một cường quốc kinh tế của châu Á và thế giới

Với Hàn Quốc, con đường phát triển kinh tế của nước này là một bài học kinh nghiệm cho nhiều nước phát triển. Nếu như kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong hai thập kỷ sau chiến tranh, làm nên “sự thần kỳ Nhật Bản” đưa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước, thì Hàn Quốc cũng làm nên “Kỳ tích sông Hàn”, trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế châu Á” vào đầu thập niên 1990.

Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàn diện.

Hàn Quốc bắt đầu chinh phục thế giới bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,6%, liên tục trong 40 năm. Đến cuối năm 2011, xét về thu nhập bình quân, Hàn Quốc còn giàu hơn cả mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Thu nhập bình quân tại Hàn Quốc đạt 31.750 USD, trong khi đó con số này tại EU ở mức 31.550USD/người (tính theo ngang giá sức mua).

Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu. Với sự thay đổi chóng mặt đó, Hàn Quốc là nước duy nhất vươn lên thành công từ nước chủ yếu nhận viện trợ nước ngoài sang nước giàu chỉ trong vài chục năm. Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 13 trên thế giới. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đứng thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối, và đứng thứ hai về ngành công nghiệp đóng tàu. Hai nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix chiếm gần 50% thị trường toàn cầu.

Chiến lược phát triển công nghiệp của Hàn Quốc bắt đầu từ thập niên 60. Chính phủ chuyển đổi chiến lược kinh tế từ chính sách sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu sang chiến lược sản xuất hàng hóa xuất khẩu: tận dụng tối đa nguồn lao động rẽ, duy trì lãi xuất cao để khuyến khích người dân tiết kiệm tái đầu tư, đề ra Luật Khuyến khích tư bản nước ngoài.

Vào năm 1962, có tới 83% vốn nước ngoài trong nền công nghiệp Hàn Quốc. Do kế hoạch kinh tế hiệu quả, xuất phát từ nhu cầu thị trường kinh tế thế giới, nên chỉ trong vòng không quá 10 năm, Hàn Quốc đã đạt được lượng xuất khẩu hàng hóa đủ để trả nợ nước ngoài.

Hơn thế nữa, do triển vọng thị trường thế giới, năm 1973 Chính phủ tuyên bố kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng. Bao gồm các máy móc kỹ thuật phức tạp, máy phát điện, máy móc hạng nặng, máy diesel, công nghệ đóng tàu, kỹ nghệ xe hơi. Kết quả là giai đoạn năm 1973-1996, tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 11,2%.

Chính vào thời điểm huy hoàng đó, kinh tế Hàn Quốc bị rơi vào vòng xoáy của của cuộc khủng hoảng châu Á những năm 1997-1998 phải nhờ sự trợ giúo của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) với khoản vay 57 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, Hang Quốc thực hiện một cuộc cải cách cơ cấu triệt để, giảm bớt vai trò của các tập đoàn kinh tế (Chaebol), phát triền đa dạng các thành phân kinh tế và quy mô doanh nghiệp, con rồng kinh tế châu Á này lại cất canh.

Ngày nay, rất nhiều thương hiệu Hàn Quốc như Samsung. LG, Huyndai, Daewoo… hiên ngang đứng vào hàng ngũ các tên tuổi lớn của thế giới .

Từ bệ phóng kinh tế, văn hóa Hàn Quốc nhanh chóng được quảng bá ra thế giới và thâm nhập vào nhiều nước một cách mạnh mẽ. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Làn sóng Hallyu thông qua K-pop, các bộ phim truyền hình và điệu nhảy Gangnam Style đã lan rộng và được đón nhận ở rất nhiều quốc gia. Những ngôi sao điện ảnh và truyền hình xứ Hàn là thần tượng tại rất nhiều nước.

Ở lĩnh vực thể thao, Hàn Quốc là một cường quốc ở châu Á và có vị trí đáng kể trên thế giới. Đội tuyển quốc gia Hàn Quốc từng xếp hạng 4 tại vòng chung kết giải vô địch bóng đá World Cup 2002. Tại Thế vận hội mùa hè 2012 ở London, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc thể thao đứng thứ 5 trên thế giới.

Sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế là một yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách những quốc gia đầu tư lớn cho quốc phòng. Đặc biệt, với những tiến bộ trong ngành công nghiệp đóng tàu, từ nay đến năm 2020, Hàn Quốc có khả năng trở thành một quốc gia có khả năng hoạt động tại khu vực biển sâu cũng như thành công bước đầu trong kế hoạch hiện đại hóa và nâng cấp lực lượng hải quân.

Sự vươn lên của Hàn Quốc với “kỳ tích Sông Hàn” là bài học kinh nghiệp cho nhiều nước trên thế giới.

 

Nguyễn Chiến