• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàng hóa bị ‘trói chân’ tại cảng, vướng ở đâu?

(Chinhphu.vn) - Được xem như “cửa ngõ” quan trọng, nắm giữ gần 40% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng cảng Cát Lái cũng là nơi đang gồng gánh rất nhiều áp lực về việc hàng hóa bị tắc nghẽn, không thể thông quan, đặc biệt là hàng nhập khẩu.

30/11/2017 18:16
Cảng Cát Lái nắm giữ gần 40% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
Trong số những vướng mắc “trói chân” hàng hóa, có một phần không nhỏ đến từ sự vênh nhau trong tiến độ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) giữa các bộ, ngành.

Kỳ vọng thúc đẩy ‘tiến độ’ giải quyết TTHC

Với nhiều ưu thế không thể phủ nhận, cảng Cát Lái hiện đang là cửa ngõ thu hút 39% kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước, với khoảng 34.000 doanh nghiệp (DN) thực hiện các thủ tục hải quan tại đây hằng năm. Cùng với các cam kết hội nhập và yêu cầu hiện đại hóa “cửa ngõ” giao thương quốc tế, Cổng Thông tin một cửa quốc gia đã chính thức ra đời vào tháng 9/2015 sau gần một năm thí điểm. Đây là nơi cho phép DN gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và các TTHC khác của cơ quan quản lý có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp trực tuyến.

Tại đây, DN sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký kiểm tra chuyên ngành (KTCN), nhận được quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hay hải quan ra quyết định thông quan… Khi các TTHC có liên quan đến xuất nhập khẩu hoàn toàn có thể thực hiện tại đây thì khâu thông quan hàng hóa sẽ tiết giảm được rất nhiều thời gian, giải quyết được vấn đề ách tắc hàng tại cửa khẩu, giảm chi phí cho DN…

Đến tháng 10/2017, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức được 11 bộ, ban, ngành và 10 cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Cơ chế này cũng tạo thuận lợi cho DN mang hàng về kho bảo quản trong khi chờ kết quả KTCN để làm thủ tục thông quan. Cảng Cát Lái cũng lập điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung từ đầu năm 2016 với 8 cơ quan kiểm tra chuyên ngành có lượng tờ khai đăng ký KTCN nhiều nhất và thường xuyên nhất để thuận tiện trong lấy mẫu, KTCN và phối hợp với hải quan.

Theo ông Nguyễn Duy Khương, chuyên viên dịch vụ logistics từ Công ty ASAP, với một DN thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu thì thời gian thông quan là yếu tố rất quan trọng vì tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh và cả chi phí cơ hội của DN.

Còn ông Võ Duy Thanh từ Công ty Hoàng Thiên chuyên nhập khẩu kính xây dựng cho hay “rất kỳ vọng vào Cổng Thông tin một cửa quốc gia dù thỉnh thoảng hệ thống này gặp trục trặc, phải ‘cầu cứu’ hải quan hỗ trợ”.

Còn ‘vướng’ ngay ở Cổng Thông tin một cửa quốc gia

Về lý thuyết, Cổng Thông tin một cửa quốc gia sẽ tạo thuận lợi vô cùng lớn cho DN, nhưng theo ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý (Cục Hải quan TPHCM), hệ thống này mới ghi nhận 39 TTHC trên tổng số 283 thủ tục mà các bộ ngành đăng ký theo quyết định 2185/QĐ-TTg, tức mới chỉ đạt hơn 14% dự kiến. Và trong 39 TTHC này, cũng mới có 12 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của 3 bộ tham gia.

Ngoài ra, theo những người sử dụng, bản thân thiết kế của Cổng Thông tin một cửa quốc gia vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.

Cụ thể, có bất cập không thể theo dõi trừ lùi lượng hàng hóa được cấp phép trực tiếp tại đây, hoặc dữ liệu đã gửi lên Cổng sẽ không thể sửa đổi, điều chỉnh khi có sai sót (số lượng, trọng lượng, số đăng ký …). Bởi vậy nên DN khi muốn điều chỉnh chứng thư phải đến gặp cơ quan kiểm tra chuyên ngành xin thêm bản điều chỉnh bằng… giấy!

Đó là chưa kể hệ thống này vẫn còn thiếu hụt các chức năng về mặt kỹ thuật, ví dụ không phát “cảnh báo” về thời điểm cấp phát các chứng thư KTCN để hải quan kịp thời hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa cho DN. Và các DN hiện đang phải “chữa cháy” bằng cách khi nhận được chứng thư thì tự… thông tin ngay cho hải quan.

Một điểm vướng khác của Cổng Thông tin một cửa quốc gia, theo ông Lý Hoài Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 6, là thị trường vẫn chưa chấp nhận rộng rãi chứng thư số được cấp từ Cổng Thông tin này: “Các đối tác hoặc siêu thị vẫn cần chứng nhận đã thông qua kiểm tra an toàn thực phẩm có chữ ký đóng dấu của cơ quan KTCN vì họ không thể kiểm tra tính xác thực của chứng thư số”.

Ông Nguyễn Bảo Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hóa chất Á Châu cho hay: “Chưa thấy hiệu quả của chứng thư số đối với kiểm tra thực phẩm hay thú y, vẫn phải dùng bản chứng nhận giấy về an toàn thực phẩm”.

KTCN: Quá nhiều và chồng chéo, hải quan cũng ‘kêu cứu’

Theo đánh giá của Cục Hải quan TPHCM, hệ thống văn bản về KTCN hiện rất nhiều với khoảng hơn 400 văn bản từ rất nhiều bộ, ngành. Do đó, sự chồng chéo, bất cập giữa “rừng” văn bản trên là không hiếm gặp tại “cửa ngõ” Cát Lái.

Đơn cử như việc KTCN mặt hàng sắt thép, nếu như trước đây kiểm tra chất lượng sắt thép nhập khẩu chỉ thực hiện theo thông tư liên tịch của Bộ Công Thương và Bộ KH&CN, thì nay mỗi Bộ có một thông tư khác nhau: Trong khi Bộ KH&CN nói phải kiểm tra sau thông quan, thì Bộ Công Thương đã cho “dỡ bỏ" hẳn thủ tục này!

Người đại diện cho Cục Hải quan TPHCM, Phó cục trưởng Đinh Ngọc Thắng cho rằng “các bộ, ngành khi ban hành văn bản pháp luật cần trao đổi với DN và các cơ quan thực thi để tránh đẩy DN vào tình huống khó khăn”.

Nghị quyết số 19 năm 2016 của Chính phủ yêu cầu cắt giảm tỉ lệ lô hàng nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan từ 35% về còn 15%. Thay vào đó cần áp dụng KTCN trên nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ của từng DN. Tuy nhiên, theo ông Lê Đình Lợi, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, “các cơ quan quản lý chuyên ngành hầu như không áp dụng phương pháp này mà kiểm tra 100% hàng nhập khẩu”.

Chính yêu cầu KTCN quá lớn đó đã khiến hải quan buộc phải cho phép DN mang hàng về kho tự bảo quản trong khi chờ đợi kết quả KTCN nhằm giải tỏa ách tắc cho cảng. Tuy nhiên, vì đây là hàng hóa chưa được thông quan nên phải tổ chức lực lượng lớn để “theo dõi” DN.

“Cán bộ hải quan phải liên tục đi kiểm tra xem hàng còn đó không. Hàng bị thiếu hụt hoặc bị tráo đổi là hải quan phải chịu trách nhiệm rất nặng”, ông Vũ Việt Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cát Lái trần tình trước áp lực quá lớn do KTCN gây ra.

Cổng Thông tin một cửa quốc gia với hàng trăm TTHC liên quan đến xuất nhập khẩu đều được thực hiện online là một trong những bước đi tất yếu để tiến tới chính phủ điện tử trong tương lai. Và kỳ vọng ấy chỉ có thể trở thành sự thật nếu có sự đồng lòng của tất cả các bộ, ngành lẫn lực lượng DN, hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Phương Hiền