• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111

(Chinhphu.vn) - Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận gần 5,4 triệu cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bóc lột, bị mua bán, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em. Trong giai đoạn COVID-19 vừa qua, việc sử dụng mạng gia tăng nên việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quan tâm nhiều nhất.

18/05/2023 16:04
Gia tăng các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Ảnh 1.

Nhiều hoạt động được tổ chức để trẻ em nhận biết được về quyền được bảo vệ của mình

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tập huấn triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 do Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) tổ chức vào hôm nay, 18/5, tại Hà Nội.

Tháng hàng động vì trẻ em năm nay có chủ đề "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em", với các hoạt động, chương trình hành động cụ thể của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội nhằm tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em và bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết, theo thống kê, tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 gia tăng so với năm 2021, đặc biệt là bạo lực trong trường học và trong gia đình. Trong 4 tháng đầu năm nay, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài 111 liên quan đến bạo lực trong trường học đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê thông qua các vụ việc cơ quan công an thụ lý, xác minh và giải quyết cũng cho thấy xu hướng xâm hại trẻ em năm 2023 gia tăng so với năm 2022.

Theo đánh giá của Tổng đài 111, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và liên quan đến phát luật đã có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.

Sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em.

Trong 9.601 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.194 ca bạo lực trẻ em, chiếm (43.68%), 2.472 ca về xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 25.75%), 748 ca về trẻ em bị bóc lột (chiếm 7,79%), 267 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, sao nhãng, 232 ca trẻ em bị mua bán, 239 ca vi phạm quyền trẻ em, 169 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, 154 ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và 1.084 ca về các vấn đề khác (tai nạn thương tích, trẻ em bị lạc, khó khăn liên quan đến nhà trường, khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật...).

Theo đánh giá của Tổng đài 111, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và liên quan đến phát luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Tính từ năm 2020 đến nay, tỉ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực chiếm 51,3% trong tổng số ca tư vấn chuyên sâu ở tổng đài, tư vấn về pháp luật chiếm 27,9%, tư vấn về ứng xử giảm chỉ còn 13,7%, tư vấn về sức khỏe thể chất chiếm 3%, tư vấn về tâm lý chiếm 2,8% và tư vấn về sức khỏe sinh sản chiếm 1,3%.

Đáng chú ý, trẻ em là nhóm gọi đến tổng đài nhiều nhất (chiếm 48,1%), cha mẹ, người chăm sóc trẻ chiếm 17,2%, người dân quan tâm đến các vấn đề của trẻ em chiếm 26,2%, cán bộ xã hội chiếm 6,9% và nhóm đối tượng khác chiếm 1,6%.

Về độ tuổi người gọi, người từ 18 tuổi trở lên chiếm 49,2%, nhóm trẻ em từ 11-14 tuổi chiếm 20,1%, trẻ em từ 15 đến dưới 16 tuổi chiếm 15,3%, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm 7,9%, trẻ em từ 0-10 tuổi chiếm 4,9% và 2,7% không xác định được lứa tuổi. Số cuộc gọi của nam giới chiếm 41,5%, nữ giới chiếm 58,5%.

Về việc hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng thuộc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) cho biết: "Vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là cấp thiết. Trong giai đoạn COVID-19 vừa qua, việc sử dụng mạng gia tăng nên việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quan tâm nhiều nhất. Năm 2023, chúng tôi có triển khai sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các giải pháp công nghệ thông tin hỗ trợ trẻ em tương tác trên môi trường mạnh. Hai sản phẩm này sẽ hỗ trợ kiểm soát để trẻ không tiếp cận với các nội dung không phù hợp".

Các hành vi, hậu quả của vi phạm quyền trẻ em nói chung, xâm hại trẻ em nói riêng trên môi trường mạng đã và đang tác động đến trẻ em trước mắt và lâu dài, đặc biệt là liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm, đạo đức và sức khỏe tâm thần của trẻ. Để bảo vệ con trẻ trước thực trạng này, ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh đến trách nhiệm trước hết phải thuộc về gia đình, của cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

"Người chăm sóc trực tiếp trẻ em không làm thì không ai bảo vệ trẻ em tốt hơn. Không ai có thể tạo lập môi trường sống an toàn cho con em mình bằng chính cha mẹ. Nhà nước có chính sách, có truyền thông giáo dục, có nhiều hỗ trợ gia đình, nhưng cha mẹ không quan tâm thì trẻ em không được bảo vệ, không được sống an toàn", ông Đặng Hoa Nam khẳng định.

Thu Cúc