• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 1): Nông dân Trung Quốc đổi đời từ cây nấm nhỏ

(Chinhphu.vn) - Từ những cánh đồng xa xôi đến bàn ăn thế giới, nông sản bản địa đang trở thành "người đại diện" mới cho thương hiệu quốc gia, giúp nhiều quốc gia bứt phá tăng trưởng, thay đổi đời sống người nông dân và tái định vị vị thế trên bản đồ thương mại quốc tế.

22/07/2025 07:28
Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 1): Nông dân Trung Quốc đổi đời từ cây nấm nhỏ- Ảnh 1.

Thu hoạch nấm tại một nông trường tại TP. Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu - Ảnh: Tân Hoa xã

Chuỗi bài viết này mang đến những câu chuyện vượt qua rào cản, tạo dựng thương hiệu, chinh phục thị trường quốc tế từ những loại nông sản quen thuộc nhưng mang trong mình sức mạnh tỷ đô.

Bài 1: Nấm ăn – ngành nông nghiệp sạch mang về hàng tỷ USD cho Trung Quốc

Từng được trồng để tận dụng rơm rạ, vỏ bắp và mùn cưa, nấm ăn giờ đây đã trở thành một trong những ngành nông sản "hái ra tiền" của Trung Quốc. Với sản lượng hơn 40 triệu tấn mỗi năm – đứng đầu thế giới, ngành nấm không chỉ giúp nông dân đổi đời mà còn trở thành biểu tượng của nông nghiệp xanh, tuần hoàn và có giá trị xuất khẩu tỷ đô.

Ngành nấm: Trụ cột mới của nông nghiệp tuần hoàn

Nấm - một món ăn ngon, tốt cho sức khỏe, đã nhận được sự quan tâm và ưa thích rộng rãi trên toàn cầu. Trung Quốc, với hàng nghìn năm kinh nghiệm trồng nấm, đã phát triển công nghệ trồng trọt hiện đại, đa dạng giống nấm và mở rộng quy mô sản xuất.

Từ năm 2014-2020, giá trị sản lượng ngành nấm ăn của Trung Quốc luôn chiếm hơn 4% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Theo Cục Thống kê quốc gia, năm 2020, ngành này chiếm 4,8% trong tổng giá trị 7,17 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng so với 4,4% năm 2014. Đến năm 2021, sản lượng nấm ăn của Trung Quốc đạt 41,33 triệu tấn – gấp hơn 700 lần so với năm 1978 (57.000 tấn).

Hiện tại, ngành nấm đứng thứ 5 trong các lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc, sau ngũ cốc, dầu ăn, trái cây và rau củ, với giá trị sản lượng lên tới 347,5 tỷ nhân dân tệ.

Thành tựu này không chỉ tối ưu hóa cơ cấu ngành nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn của Trung Quốc.

Trong tự nhiên, nấm đóng vai trò như một "chất chuyển đổi", biến phế phẩm nông lâm thành thực phẩm giàu protein và các loại nấm ăn có giá trị. Nhờ đó, ngành nấm không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn xanh, thân thiện với môi trường.

Sản xuất nấm ăn được xem là giải pháp lý tưởng để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc. Chỉ cần khai thác 5% trong tổng số 3 tỷ tấn phụ phẩm nông nghiệp mỗi năm, có thể sản xuất tới 10 triệu tấn nấm ăn khô.

Là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản xuất nấm ăn, Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu ra khắp thế giới. Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc đứng đầu thế giới, chiếm hơn 75% tổng sản lượng nấm ăn toàn cầu, trong đó nấm hương và nấm trồng nhân tạo lần lượt chiếm hơn 90% và 99% thị phần thế giới. Các sản phẩm nấm xuất khẩu rất đa dạng, bao gồm nấm tươi, nấm đông lạnh, nấm sấy khô, dược liệu và thực phẩm đóng hộp.

Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 1): Nông dân Trung Quốc đổi đời từ cây nấm nhỏ- Ảnh 2.

Một nông trại sản xuất nấm ở TP. Tây Ninh, Trung Quốc - Ảnh: Tân Hoa xã

Năm 2020, do ảnh hưởng của COVID-19 nên xuất khẩu nấm của Trung Quốc sụt giảm. Đến năm 2021, với việc điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, sản lượng xuất khẩu bắt đầu phục hồi. Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nấm ăn của Trung Quốc vào năm 2021 đạt 651.900 tấn và thu về 2,867 tỷ USD, tăng lần lượt 1% và 5% so với năm trước đó. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu nấm đông cô khô đạt hơn 86 triệu USD, chiếm 35,29% tổng giá trị xuất khẩu.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nấm ăn và các sản phẩm từ nấm ăn của Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, khối lượng xuất khẩu đạt 550.300 tấn.

4 động lực phía sau thành công của ngành nấm

Sự phát triển của ngành sản xuất nấm tại Trung Quốc gắn liền với 4 yếu tố quan trọng. Trước hết là nhu cầu ngày càng cao đối với chế độ ăn uống lành mạnh. Nhờ giàu protein, ít chất béo, các sản phẩm nấm ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thứ hai, nhờ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ nông nghiệp, Trung Quốc đã cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và liên tục phát triển các giống nấm chất lượng cao với năng suất vượt trội, mang lại lựa chọn phong phú hơn cho người tiêu dùng.

Đồng thời, việc liên tục nâng cấp trình độ quản lý, kỹ thuật nuôi trồng, công nghệ giám sát, thu hoạch hoàn toàn tự động được áp dụng, dự kiến sẽ dần thay thế phương pháp thu hoạch thủ công truyền thống. Ngoài ra, việc gia công sản phẩm cũng không ngừng đổi mới, những công nghệ như phân loại thông minh, làm sạch thông minh được áp dụng ngày càng rộng rãi.

Mô hình ONE-TOUCH cho phép nấm được đóng gói ngay sau một lần tiếp xúc duy nhất sau khi thu hái. Quy trình này không chỉ giảm nguy cơ hư hỏng và nhiễm bẩn, mà còn thiết lập một tiêu chuẩn mới cho toàn ngành.

Có thể nói Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống công nghiệp nấm ăn hoàn chỉnh từ nghiên cứu và phát triển công nghệ, chế tạo thiết bị đến xây dựng nhà máy sản xuất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành.

Bên cạnh đó, sự chuyển đổi kinh tế nông thôn và điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp đã tạo không gian rộng lớn cho sự phát triển của ngành nấm.

Cuối cùng, các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với ngành nông nghiệp cũng đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của ngành này.

Tuấn Dũng (tổng hợp báo chí Trung Quốc)

Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 2): 'Ngọt ngào' cây ớt Ấn Độ