• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hậu Giang: Biến đổi khí hậu - Thách thức sự phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Biểu hiện rõ nét nhất là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở... Trước những thách thức, các địa phương trong khu vực đã nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ để thích ứng với biến đổi khí hậu.

20/04/2011 14:56
* Ngày càng gay gắt
Năm nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, sạt lở dự kiến sẽ gay gắt. Ngay thời điểm này, khô hạn đã bắt đầu xuất hiện ở các tỉnh đầu nguồn, xâm nhập mặn đã lấn sâu vào nội đồng làm thiệt hại lúa, hoa màu, cây ăn trái của nông dân. Ông Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết: “Năm nay, gió chướng thổi mạnh làm nước mặn xâm nhập sâu vào sông Hậu hơn 40km làm 300ha lúa Hè thu sớm ở huyện Long Phú, Trần Đề... ảnh hưởng lớn đến năng suất. Mực nước ngầm giảm từ 3-4m trong vòng 10 năm qua làm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu của bà con nông dân, nhất là vùng trồng màu ở huyện Vĩnh Châu...”. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu BĐKH, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Ở các tỉnh thượng nguồn như Đồng Tháp, An Giang khi mực nước lũ thấp thì ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt cá trong tự nhiên, lúa chét phát triển, nông dân tốn chi phí làm cỏ, thiếu nước nên chi phí làm đất tăng, thiếu phù sa cho đồng ruộng làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL”.
Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết: Năm 2010, mặn đã ảnh hưởng đến 8 xã của huyện Long Mỹ, 3 xã của huyện Vị Thủy và tất cả xã, phường của TP.Vị Thanh với độ mặn đo được từ 2-10%o. Tổng số diện tích lúa bị ảnh hưởng khoảng 12.000ha. Năm 2011, diện tích đất lúa có khả năng bị ảnh hưởng hạn mặn khả năng lên đến gần 20.000ha. Chỉ tính riêng đầu vụ lúa Đông xuân, thời tiết diễn biến bất lợi đã gây ngập úng trên 1.700ha lúa ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy và TP.Vị Thanh. Từ đầu năm, Sở NN&PTNT tỉnh đã ban hành Kế hoạch phòng chống hạn mặn để các địa phương chủ động ứng phó, đồng thời, phối hợp với các địa phương khảo sát những vùng cần đắp đập thời vụ để ngăn mặn, đảm bảo nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân, vì cuối tháng 4 được xem là cao điểm của hạn mặn.
* Sống chung với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên phần lớn do tác động của con người, vì vậy, để thích ứng với BĐKH, con người cần thực hiện nhiều giải pháp tích cực. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia nghiên cứu sông Mekong cho biết: “Do tác động của BĐKH làm cho sản xuất nông nghiệp khó khăn, thủy sản cạn kiệt. Nguồn nước, phù sa ở đây đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của vùng ĐBSCL, nhưng nếu 12 đập thủy điện ở thượng nguồn được xây dựng thì nguồn nước, phù sa sẽ khan hiếm, hiểm họa trực chờ từ khối nước khổng lồ phía trên. Vì vậy, Ủy ban sông Mekong, cộng đồng các nước cần có động thái kiên quyết không phê duyệt cho các nhà đầu tư xây dựng đập thủy điện vì sự phát triển chung trong thời điểm diễn biến của BĐKH ngày càng gay gắt”.
Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, để ứng phó với hiện tượng BĐKH trước tiên phải đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi hoàn thiện. Cần tiến hành nạo vét tất cả các tuyến kênh thủy lợi, từ tuyến kênh cấp 2 cho đến các tuyến kênh nội đồng một cách đồng bộ nhằm tạo điều kiện thông thoáng dòng chảy, cung cấp nước ngọt sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Phải có quy hoạch cặn kẽ, khoa học và xác định được vùng sản xuất trọng điểm để đầu tư hạ tầng thủy lợi như: cống đầu kênh để điều tiết nguồn nước, trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu. Ông Lê Phước Đại cho rằng: “Những vùng bị mặn xâm nhập phải có hệ thống đê và cống ngăn mặn. Ngoài ra, cần xây dựng hồ chứa nước ngọt để cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân khi hạn mặn kéo dài”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL cho rằng: “ĐBSCL có 700.000 đất bị xâm mặn và 600.000ha bị ngập úng. Vì vậy việc nghiên cứu, tạo ra giống lúa mới thích hợp với từng loại đất do BĐKH gây ra là việc làm cần thiết. Thời gian qua, Viện đã tạo ra nhiều giống lúa mới chịu mặn, chịu ngập như: OM 4900, BR 28, OM 5609, IR 64... nhằm giúp nông dân sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng…”.
Hoài Thu