• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hậu Giang: Ưu tiên cao nhất cho chống dịch ở thời điểm này

(Chinhphu.vn)-Sáng 18/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Hậu Giang tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình và triển khai các biện pháp cấp bách, đồng thời chuẩn bị thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn.

18/07/2021 11:16
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Báo Hậu Giang

Tại cuộc họp, đại diện Sở Y tế tỉnh Hậu Giang Tháp cho biết đến thời điểm này tỉnh có 55 ca nhiễm và nghi nhiễm COVID - 19, trong đó, 28 ca đã được Bộ Y tế công bố, còn 27 ca nghi nhiễm. Tỉnh đã có nhiều ổ dịch tại xã Thuận Hòa, Xà Phiên (huyện Long Mỹ), thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A).

Ngành y tế cũng đã báo cáo những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch như sự quá tải khu cách ly tập trung, thiếu sinh phẩm xét nghiệm, lượng vaccine được phân bổ còn thấp… trong khi nguy cơ lây lan dịch trên địa bàn luôn thường trực.

Bảo đảm cung ứng hàng hóa thiếu yếu cho nhân dân

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, trong ngày 17 và sáng 18/7, có tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ cả ở chợ truyền thống và các cửa hàng, siêu thị do nghe tin sẽ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Điều này khiến nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng tăng cao.

Trước tình hình này, Sở Công Thương khuyến cáo người dân không nên hoang mang lo lắng về thiếu hàng hóa thiết yếu.

Sở Công Thương đã kiểm tra tại các chợ trên địa bàn và đã lên kế hoạch cung ứng hàng hóa theo 3 cấp độ dịch COVID - 19.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 72 chợ (gồm 6 chợ hạng I, 7 chợ hạng II và 59 chợ hạng III) sẽ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.

Đối với các chợ đã bị phong tỏa, Sở Công Thương phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức bán hàng hóa đến tay người tiêu dùng bằng bán hàng online, qua điện thoại...

Sở GTVT và Công an tỉnh tạo thuận lợi nhất cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu đến các chợ, trung tâm thương mại, siệu thị... để cung ứng, phục vụ kịp thời cho nhân dân.

Chống dịch là ưu tiên hàng đầu

Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh nhấn mạnh giai đoạn này ưu tiên chống dịch là cao nhất, với quyết tâm chống dịch như chống giặc, bên cạnh đó là đảm bảo chăm lo sức khỏe cho người dân, an sinh, phúc lợi xã hội, lưu thông hàng hóa, vận tải những mặt hàng lĩnh vực thiết yếu.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Công Thương, Sở GTVT đảm bảo lưu thông, cung ứng đầy đủ hàng hóa. Ngành y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó dịch bệnh cùng với vật tư y tế, trang thiết bị, nguồn nhân lực, cơ sở bệnh viện dã chiến.

Các địa phương chủ động cơ sở cách ly tập trung, chủ động mua sắm trang thiết bị trong khu cách ly. Tăng cường thông tin chính thống về công tác phòng, chống dịch.

Việc hỗ trợ theo Nghị quyết 68 phải thực hiện nhanh, kịp thời. Khi thực hiện Chỉ thị 16, không được để bất cứ một người dân nào phải chịu đói. Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm công tác phòng, chống dịch với nhân viên của mình.

Tỉnh Hậu Giang sẽ có văn bản về thực hiện Chỉ thị số 16 sau cuộc họp này.

BT