• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hậu WTO, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam làm gì để phát triển?

(Website Chính phủ) - Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Sau khi nước ta gia nhập WTO, số phận các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ra sao? Phóng viên Website Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Cao Sỹ Kiêm, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa về vấn đề trên.

14/12/2006 14:00
Vào WTO

Ông Cao Sỹ Kiêm, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao đổi với phóng viên Ảnh Website Chính phủ

Vào WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng Quy chế quan hệ thương mại bình thường (MNF) và ứng xử quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO. Xin ông cho biết Quy chế này sẽ tạo thuận lợi gì cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Quy chế quan hệ thương mại bình thường (MNF) và Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO là một quan hệ hết sức quý giá, vì nó tạo được sự bình đẳng về cạnh tranh, kinh doanh, sản xuất, giá cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử, chất lượng sản phẩm của Việt Nam sẽ được đánh giá đúng. Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất cần.

Quy chế này cũng cho biết, khi Việt Nam vào sân chơi chung WTO thì sẽ phải theo một hệ thống luật lệ nhất định. Muốn phát triển bền vững và hội nhập thì phải tiếp thu và thích nghi tốt, ngược lại sẽ bị đào thải, trả giá.

Như vậy, khi thực hiện các quy định, quy chế trong WTO, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có những thuận lợi gì?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Theo tôi sẽ có bốn thuận lợi cơ bản. Một là, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam được tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới nên có điều kiện nâng cao trình độ sản xuất. Hai là, thông qua sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp có điều kiện nâng trình độ quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ba là, khi các sản phẩm đưa lên bàn cân bình đẳng là dịp các doanh nghiệp xem lại mình đã thiếu gì, yếu gì để vươn lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phần lớn mới hình thành và được hưởng trọn vẹn các quy định của nền kinh tế thị trường nên sẽ có được khả năng quyết đoán, chuyển hướng kinh doanh linh hoạt trước những biến đổi không ngừng của thị trường. Tóm lại, thuận lợi bao trùm chính là sẽ tạo dựng được một đội ngũ doanh nghiệp có trình độ, năng lực trong sản xuất kinh doanh khi Việt Nam thực hiện những cam kết này của WTO.

Thực tế hiện nay cho thấy, hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng thấp, thiếu mạng lưới phân phối. Với cương vị là Chủ tịch của Hiệp hội, xin ông cho biết Hiệp hội đã có những giải pháp gì để khắc phục những hạn chế trên để sản phẩm của Việt Nam tiếp cận hiệu quả thị trường nước ngoài?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, có thể khẳng định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phát triển rất nhanh, với tốc độ cấp số nhân, tuy nhiên họ đã gặp rất nhiều hạn chế. Theo tôi có những nguyên nhân như: tiếp cận thông tin kém, thiếu dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, khó khăn về vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ nguồn lực thấp, hiểu biết thị trường kém… dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh không cao.

Về phương diện Hiệp hội, chúng tôi đang thực hiện 4 nhiệm vụ để góp phần hạn chế những khó khăn trên. Thứ nhất, thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, cung cấp thông tin, các doanh nghiệp đã có cơ hội hiểu biết thêm về nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường, yếu tố nào tác động đến từng loại sản phẩm, ngành hàng của doanh nghiệp, vấn đề lưu thông và phân phối. Thứ hai, Hiệp hội giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, tìm dự án. Thứ ba, Hiệp hội giúp các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, giới thiệu địa chỉ thị trường để liên kết làm ăn. Thực tế, năm 2005 và 2006, các doanh nghiệp kinh doanh điện tử, xuất khẩu (nhất là thủ công mỹ nghệ, mây, tre, đan...) đã đạt hiệu quả kinh doanh cao, chi phí thấp, giá thành sản phẩm hạ. Thứ tư, Hiệp hội tích cực làm cầu nối tập hợp những nguyện vọng của doanh nghiệp gửi đến các cơ quan chức năng, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Theo quy định của WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, như vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn thời điểm trước đây họ được chủ động hoàn toàn (từ sản xuất đến phân phối). Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có được hệ thống phân phối sản phẩm?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Đây là vấn đề hóc búa nhất của các nước đang phát triển như Việt Nam gặp phải khi gia nhập thương mại toàn cầu. Với những cam kết khá mạnh mẽ về mở cửa hệ thống bán lẻ, sự hiện diện của các tập đoàn, siêu thị lớn thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam. Đây là một thách thức cho hệ thống phân phối, bán lẻ còn non trẻ trong nước. Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam vẫn có thể giành lại được thị trường này, nếu như chúng ta biết cách phát huy những thế mạnh của chúng ta. Ví dụ, nếu sản phẩm của chúng ta không thể thay thế được Cocacola thì hãy cố gắng chọn nước ổi, nước táo để thay thế những loại nước hoa quả của nước ngoài. Nghĩa là các doanh nghiệp phải có sự nhạy cảm và năng động trước các sự cạnh tranh, cần phải chuyển ngành nghề theo xu hướng thị trường. Tôi cũng xin lưu ý, những mặt hàng liên quan đến quốc kế dân sinh, phúc lợi xã hội, hoặc nhạy cảm như văn hóa thì không nên để họ nắm hoặc chi phối quá nhiều.

Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp những vấn đề liên quan đến rào cản và tranh chấp thương mại, Hiệp hội đã chuẩn bị gì để bảo vệ những doanh nghiệp của mình?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Gia nhập vào sân chơi lớn như WTO, vấn đề tranh chấp thương mại sẽ chắc chắn xảy ra. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp bị kiện bán phá giá, phần lớn là do các doanh nghiệp chưa hiểu biết rõ ràng, cụ thể về luật lệ quốc tế, chưa có cán bộ có trình độ tham gia giải quyết các tranh chấp này. Theo tôi, đấy chưa phải nguyên nhân căn bản, mà nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chưa minh bạch việc sản xuất kinh doanh, chính sách, điều lệ của mình. Vì thế, khi đã vào sân chơi này, các doanh nghiệp cần phải minh bạch các số liệu, các chính sách. Điều này xét về trước mắt thì có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng về lâu dài sẽ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp mà không sợ bị kiện phá giá hay đưa ra tòa để giải quyết tranh chấp thương mại. Đây chính là chữ tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Ông có lời khuyên nào với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Trước xu thế hội nhập và các luật lệ của "sân chơi" lớn như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải công khai các thông tin về doanh nghiệp mình, phải xác định vị trí, lợi thế, mặt mạnh, mặt yếu để định hướng kinh doanh theo hướng hội nhập. Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hóa doanh nghiệp, nhờ đó phát triển doanh nghiệp bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông./.

Giang Oanh (thực hiện)