• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hãy bảo vệ rừng!

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

28/09/2011 14:44
Ngày 27/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Chỉ thị 1685 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Các Bộ Công an, Quốc phòng, NN&PTNT, TN&MT phối hợp với các địa phương xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để cứu lấy những khu rừng quốc gia, rừng nguyên sinh, bảo tồn những loài thú quý hiếm ... trước sự tàn phá của con người trong khi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang rõ nét từng ngày.
Vai trò của rừng với biến đổi khí hậu
Rừng – lá phổi của hành tinh. Nó đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu của trái đất và đời sống con người.Rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO 2 trong khí quyển, làm giảm tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Rừng có tác dụng hạn chế dòng chảy của nước mưa, ngăn cho sông ngòi không bị lũ lụt. Rừng đầu nguồn có tác dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, hạn chế thiên tai. ...Rừng quan trọng là vậy, là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, nhưng con người đang khai thác rừng một cách quá mức, phá rừng lấy gỗ vô tội vạ, tất cả chỉ vì lợi ích kinh tế. Vì cái lợi trước mắt, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường sống của mình, tự bóp nghẹt lá phổi của chính mình.
Trong khoảng 100 năm qua, trái đất đã mất đi khoảng 6 triệu km rừng. Điều tồi tệ này đã góp phần không nhỏ vào việc gây nên biến đổi khí hậu trên trái đất. Không có rừng, khiến cho hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, các cơn mưa rừng nhiệt đới bị phá hủy và biến mất hoàn toàn, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm từ 0,3 đến 0,6 độ C và có khoảng 25.000 triệu ha đất màu mỡ bị mất đi. Ngoài ra, diện tích rừng giảm đi khiến cho lượng khí CO 2 và các “khí nhà kính” khác tăng lên nhanh chóng ngày càng làm cho tầng ozon bị phá mỏng dần và thủng, làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Nạn phá rừng hoành hành
Vườn Quốc gia Yok Đôn là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất tại Việt Nam nằm ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. VQG có tổng diện tích 115.545 ha, và là là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm với nhiều loài có tên trong Sách Đỏ. Rừng ở đây có nhiều loại gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím…Tuy nhiên, chất lượng rừng và số loài đặc hữu tại đây đã bị suy giảm đáng kể do nạn phá rừng. VQG Yok Đôn hiện được coi là khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam. Tình trạng phá rừng ở huyện miền núi Sơn Hòa (Phú Yên) đang “nóng” đến mức UBND tỉnh Phú Yên phải thành lập Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách bảo vệ rừng. Thế nhưng, nhiều khu rừng vẫn tiếp tục bị "bức tử" trước cơn sốt giá sắn (mì), mía tăng cao.Mới đây, cơn lốc ươi quét qua địa bàn 3 huyện Hương Trà, Hương Thủy và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) kéo theo việc hàng chục hécta rừng nguyên sinh bị đốn hạ. Mặc dù nhiều gỗ lậu bị tuồn về như trẩy hội giữa ban ngày, thế nhưng trong gần một tháng qua, lực lượng Kiểm lâm huyện Hương Trà chỉ phát hiện và thu giữ hơn 14m 3 khối gỗ lậu, hơn 50kg ươi, số lượng bị phát hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay...137 hécta rừng nguyên sinh ở Vườn Quốc gia Cát Tiên đang có nguy cơ bị “xóa sổ”, một khi công trình thủy điện (TĐ) Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A được thực hiện trong thời gian tới…. Cả hai dự án có diện tích nằm trong vùng lõi và vùng đệm thuộc khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai. Đây chính là điều mà các nhà khoa học quan ngại về những tác động khó lường của các công trình TĐ đã và đang triển khai xây dựng trên vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Mới đây, các nhà khoa học, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội xem xét toàn diện hai dự án thủy điện này. Kiến nghị đề cập việc đánh giá tác động môi trường chưa đầy đủ, nghiêm túc; những ảnh hưởng liên quan của dự án đến đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
Con người phá hủy rừng và những gì mà con người nhận lại được là thiên tai: Hạn hán và lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Đó là cái giá phải trả đầu tiên cho việc phá rừng. Nhưng những hậu quả về lâu dài sẽ còn nghiêm trọng hơn và những thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu. Hãy cứu lấy những cánh rừng trước khi quá muộn!
Thu Vân (tổng hợp)