• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiểm họa từ bụi máy tính

Trong thế giới hiện đại, con người vẫn dễ bị tổn thương, ngay cả khi chúng ta ngồi bên cạnh chiếc máy vi tính, được coi là biểu tượng của sự tiến bộ và văn minh vẫn phải coi chừng... bụi!

17/09/2012 09:53

Bên trong máy tính điện tử và cả môi trường xung quanh nó tụ tập các loại bụi độc hại có nguy cơ đe doạ đến sức khỏe con người và nhiều sinh vật khác. Liệu chúng ta có nên vứt bỏ thứ công cụ không thể thiếu được này của nền văn minh đương đại?

Để trả lời câu hỏi này, gần đây, Liên hiệp về các chất độc ở thung lũng Silicon (Silicon Valley Toxics Coalition) phối hợp với hai tổ chức khác là "Computer TakeBack Campaign" và "Clean Production Action" ( Hoa Kỳ) vừa hoàn thành một công trình nghiên cứu về bụi độc hại từ máy tính điện tử.

Thực chất mối lo hại của họ xuất phát từ việc phát hiện ra bụi trong các bộ vi xử lý của máy tính điện tử và màn hình chứa các chất vi lượng hóa học độc hại có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người và làm rối loạn thần kinh.

Các chuyên gia nghiên cứu môi trường của "Silicon Valley Toxics Coalition" tiến hành nghiên cứu nhằm xác định bản chất hóa học độc hại của bụi máy tính là gì và từ đâu chúng lại xuất hiện trên máy tính điện tử.

Theo kết quả nghiên cứu, đó là chất Bromionated Flame Retardants, chính xác hơn là một trong các loại biến thể của chất này có tên hóa học viết tắt là PBDE (Polybrominated Diphenyl).

Từ những năm 1970, các nhà sản xuất thiết bị điện tử từng đưa chất PBDE vào quy trình công nghệ và họ khẳng định rằng chất này có tác dụng ngăn chặn sự xuống cấp của kỹ thuật, tuy có độc hại nhưng không thể rò rỉ ra ngoài để có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Theo nhận xét của ông Ted Smith, Giám đốc Liên minh "Silicon Valley Toxics Coalition", công nghệ hóa học sử dụng những chất này trong các sản phẩm thương mại đã hạn chế các tác động tiêu cực đối với con người. Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận đó khi thu thập và phân tích các mẫu bụi từ hàng loạt máy tính điện tử tại 8 bang ở Mỹ, bao gồm cả các phòng thí nghiệm, văn phòng của các quan chức và các màn hình máy tính điện tử trong Viện bảo tàng trẻ em.

Các mẫu được kiểm tra đã chứng tỏ có ba loại chất hóa học trong bụi máy tính tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người là penta-, octa-, deca-brominated diphenyl. Theo các chuyên gia môi trường, sản phẩm chứa hai chất đầu cần phải được thu gom hết từ thị trường ở Mỹ.

Các nhà nghiên cứu yêu cầu chất thứ ba cũng phải được huỷ bỏ. Họ còn cho biết, màn hình phẳng kiểu mới ở Đại học tổng hợp New York là thiết bị đứng đầu bảng chứa các chất độc. Từ đó có thể rút ra kết luận thú vị là không phải những gì siêu hiện đại đều là vô hại.

Nói chung, các hóa chất độc hại đối với thần kinh có thể tìm thấy trên từng máy tính điện tử với một liều lượng nhất định. Tuy nhiên, khác với chất PCB (Polychlorinated Biphenyls) có thể có tác dụng làm thương tổn não của thai nhi khi còn trong bụng mẹ, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được một cách rõ ràng mối quan hệ giữa chất PBDE với các bệnh thần kinh. Mặc dù các nhà khoa học đã nhiều lần phát hiện ra sự rối loạn thần kinh ở những con chuột làm thí nghiệm khi bị tác động của chất PBDE.

Hiện nay, các chuyên gia nghiên cứu từ Đại học tổng hợp California đang nghiên cứu khả năng có mối quan hệ giữa chất PBDE với các bệnh thần kinh nhưng kết quả chỉ có thể được công bố sau vài năm nữa. Vì thế các chuyên gia cho rằng người sử dụng không nên quá vội vàng loại bỏ máy tính điện tử và cũng không ai phải đeo găng tay đặc biệt hoặc phải ngồi làm việc ít hơn trước màn hình. Các tác giả của bản thông báo trên đây còn cho rằng mặc dù chất độc còn có xuất xứ từ máy tính điện tử nhưng có lẽ tác động mạnh nhất là đối với trẻ em.

Theo thông báo của tiến sĩ Gina Solomon thuộc Đại học tổng hợp California, thì hàm lượng độc tố trong bụi từ máy tính đủ để phát tín hiệu nhưng chưa đủ để có thể gọi là một cuộc khủng hoảng. Cũng cần phải nói thêm là các nhà sản xuất điện tử từ cuối những năm 1990 đã cố gắng không đưa chất PBDE vào sản phẩm hoặc giảm hàm lượng của chúng bởi vì các nước châu Âu đã bắt đầu cấm bán các loại sản phẩm này.

Hãng "Apple" và hãng "Dell" đã không sử dụng chất PBDE từ năm 2002. Liên minh "Silicon Valley Toxics Coalition kêu gọi các nước nên cấm sản xuất và bán cho người sử dụng các sản phẩm máy tính có chứa chất PBDE và nhiều chất độc khác mà các nhà sản xuất phải tìm ra được giải pháp thay thế an toàn hơn./.

Lê Minh Quang