• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiểm họa xâm thực biển

Vấn nạn nước biển xâm thực thời gian qua tại Cửa Đại (TP. Hội An) đã khoét sâu vào phần đất liền hàng chục mét, phần đất liền có nguy cơ bị xóa sổ, hiểm họa nạn xâm thực biển đang đe dọa các công trình, khu dân cư sinh sống ven biển.

13/10/2011 14:23

Khu vực ven bãi biển Cửa Đại, thuộc địa phận phường Cửa Đại - TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) có chiều dài hơn 7km, là một trong những bãi biển có cảnh quan đẹp của TP. Hội An và tỉnh Quảng Nam, tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn. Nơi đây đã và đang xây dựng hàng loạt công trình khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và các khu dân cư dọc ven biển. Thế nhưng nguy cơ mất đi hàng loạt dịch vụ du lịch đang cận kề.

Một công trình đang thi công bị nước biển xâm thực, gây sụt lún, sạt lở trôi xuống biển

Hàng phi lao chắn sóng tạo nên cảnh quan đẹp cho biển, giờ chỉ đọng lại trong ký ức người dân và du khách. Hiện nay sóng to, liên tiếp ngày đêm dội vào bờ, trên 700m bờ biển Cửa Đại tiếp tục bị xâm thực và sạt lở kinh hoàng, khủng khiếp, trước sự tàn phá của thiên tai. Không những biển Cửa Đại mà cả khu vực ven biển Hội An có chiều dài hơn 20km, cũng bị tác động thay đổi và nguy cơ nạn xâm thực, sạt lở biển là rất lớn, vì nằm cùng một tuyến.

Chúng tôi đi bộ quanh một vòng biển Cửa Đại để quan sát, tìm hiểu nhưng không tài nào vượt qua nỗi chướng ngại vật nằm la liệt, ngổn ngang như đất, đá, bêtông, công trình đang thi công dang dở mà nạn xâm thực biển đã tàn phá, hơn nữa nước biển đã lấn sâu, thêm vào đó là sụt lún không có bờ để đi.

Anh Trần Công, trú ở khu vực Phước Trạch, phường Cửa Đại bức xúc, lo lắng: "Tôi không thể tưởng tượng nỗi sự hung dữ của nạn xâm thực biển, mà người dân đã chứng kiến, họ sống bên biển nước như ngồi trên "đống lửa"lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ngôi nhà, tính mạng con người trôi theo dòng nước lúc nào, vì nạn xâm thực, sạt lở ngày càng quyết liệt hơn. Mong sao Nhà nước các cấp làm bờ kè bêtông chắn sóng, hoặc cho người dân sống trong vùng sạt lở di dời đi nơi khác. Có vậy họ mới yên tâm sinh sống, làm ăn".

Anh Tôn Thất Thơ, khách du lịch đến từ TP. Huế, đang quan sát sạt lở bờ biển Cửa Đại thốt lên: "Quá kinh hoàng cho thiên tai, nạn xâm thực biển. Đây là sự báo hiệu của ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cần phải theo dõi để đối phó. Đề nghị chính quyền các cấp, ngành chủ quản liên quan kiểm tra, xử lý, đối phó với thiên tai, để bảo vệ tính mạng, nhà cửa, tài sản của người dân".

Hiểm họa nạn xâm thực biển, gây sạt lở nghiêm trọng bờ biển Cửa Đại, một phần đất liền nay đã biển thành... biển

Rõ ràng nguyên nhân chính gây ra hiểm họa xâm thực biển mà ai cũng biết là do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và một lý do nữa là bờ biển Cửa Đại nằm cuối dòng chảy của hệ thống hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn, cho nên có sự tác động thay đổi lớn về triều cường, dòng chảy.

Trong những năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển đã xảy ra tại khu vực Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam . Đặc biệt, do ảnh hưởng cơn bão số 4 vừa qua, tình trạng biển xâm thực tại khu vực Cửa Đại càng trầm trọng hơn. Không chỉ có mất đất mà nhiều cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch của địa phương cũng bị ảnh hưởng. Điều lo ngại nhất hiện nay, nếu biển tiếp tục xâm thực mạnh thì sẽ có nguy cơ mất đất, cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch đến phường Cửa Đại. việc triển khai công trình kè biển ở đây quá chậm trễ, trong khi tình trạng xâm thực thì diễn ra quá nhanh. Với thực trạng như hiện nay, không ai dám chắc rằng, tình trạng xâm thực sẽ được ngăn chặn trong mùa mưa lũ năm nay.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải đã chỉ đạo địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương triển khai các biện pháp kè chắn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng biển xâm thực. Đôn đốc đơn vị thi công trước mắt là triển khai các biện pháp chống xói lở, về lâu dài phải kè bê tông vững chắc phần dưới chân kè mới đảm bảo chống chịu với sóng lớn.

Trung Tâm