• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất tại Bắc Ninh

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn của các quần xã sống trong đất.

23/02/2011 16:42

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con người. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng. Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải trong hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác đất cũng là một yếu tố của môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác (không khí, nước, vành đai sinh vật) ở mọi lúc, mọi nơi.

Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có hàng chục khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chỉ có 2 khu công nghiệp tập trung đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn lại tất cả các khu, cụm công nghiệp khác và các làng nghề truyền thống chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các cụm công nghiệp và các làng nghề không qua xử lý (chỉ có một số cơ sở đã xử lý sơ bộ) xả trực tiếp vào môi trường, làm ô nhiễm môi trường một số sông như Ngũ Huyện Khê, sông Ngụ... Những con sông này vẫn là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian các chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8%. Chất thải công nghiệp, y tế chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý triệt để. Việc xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn nhiều bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Khí thải tại một số làng nghề tái chế kim loại có chứa các chất như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm giảm độ PH của đất cũng gây ô nhiễm đất. Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không hợp lý thì lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Tại các vùng trồng rau thâm canh của tỉnh lượng hóa chất BVTV sử dụng tăng gấp 3- 5 lần so với các vùng trồng lúa. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện được sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Ngoài ra hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Cầu, sông Đuống không theo quy hoạch có thể gây sạt, trượt các bãi bồi, thềm sông làm giảm diện tích đất canh tác, sinh hoạt.

Theo kết quả điều tra, phân tích các mẫu đất trên địa bàn tỉnh của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường cho thấy hàm lượng chì (Pb), đồng (Cu), kẽm (Zn)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp mức độ ô nhiễm tăng theo từng năm. Đơn cử như hàm lượng Pb trong đất tại các khu vực cụm công nghiệp, KCN, làng nghề: có 13/42 mẫu bị ô nhiễm, trong đó 8 mẫu ô nhiễm nhẹ, 5 mẫu ô nhiễm nặng vượt quy chuẩn cho phép tới gần 3 lần. Trên sông Cầu, chỉ số Pb có 5/10 mẫu đất bị ô nhiễm, chỉ số Cu có 1/10 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm…

Ô nhiễm đất sẽ làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào những năm 2015, 2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Nếu không có những giải pháp công nghệ và quản lý thì chất lượng môi trường đất của Bắc Ninh sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống trên địa bàn tỉnh.

Thái Uyên